Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ cúng thần rừng của dân tộc Kháng ở Điện Biên

Thôi Đông Sơn - 11:44, 14/05/2023

Lễ cúng thần rừng (Tam ma ngặt oom tia) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Kháng. Lễ cúng thần rừng được dân tộc Kháng ở Điện Biên tổ chức thường niên mỗi năm 1 lần nhỏ và khoảng 3 - 4 năm thì tổ chức 1 lần to. Đây cũng là dịp kết nối củng cố khối Đại đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.

Lê cúng thần rừng của người Kháng
Lễ cúng thần rừng của người Kháng ở Điện Biên

Dân tộc Kháng sinh sống thành từng bản, tập trung chủ yếu ở huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa…Bao đời nay, đồng bào dân tộc Kháng phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi nên đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tinh thần mang nhiều nét đặc trưng, gắn bó với đời sống sản xuất nông nghiệp, như: Lễ cơm mới, Lễ Pang phóng, Lễ cúng thần rừng...

Khi tổ chức lễ, người Kháng sẽ cắm “ta leo” (phên tre đan hình mắt cáo) với ngụ ý ở bản đang cúng lễ và tạm thời cấm bản, nếu ai vào bản sẽ bị phạt, làm lí
Trong thời gian tổ chức lễ, bà con sẽ cắm “ta leo” (phên tre đan hình mắt cáo) với ngụ ý ở bản đang cúng lễ và tạm thời cấm bản, nếu ai vào bản sẽ bị phạt

Trong đó, Lễ cúng thần rừng (Tam ma ngặt oom tia), là một trong những nghi lễ quan trọng, trong đời sống lao động sản xuất của đồng bào dân tộc Kháng. Lễ cúng thần rừng được dân tộc Kháng tổ chức thường niên mỗi năm 1 lần nhỏ, 3 - 4 năm 1 lần to, đây là dịp thể hiện sự biết ơn, kết nối khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân tộc.

Trong suốt quá trình làm lễ phụ nữ sẽ không được tham dự, khu vực làm lễ chỉ có đàn ông tham gia
Trong suốt quá trình tại khu vực làm lễ chỉ có đàn ông dân tộc Kháng được tham gia

Lễ cúng thần rừng được diễn ra ở cạnh suối có cây cổ thụ. Lán để thờ thần rừng sẽ được dựng dưới gốc cây cổ thụ, địa điểm dựng lán sẽ được cố định ở một khu vực nhất định. Thời gian tổ chức lễ cúng thường sẽ là cuối mùa khô, cuối tháng 4, đầu tháng 5.

Đầu tiên, để có thể làm lễ người Kháng sẽ dựng bàn bằng tre để có chỗ đặt mâm lễ và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để cúng
Người dân dựng bàn bằng tre để đặt mâm lễ và các lễ vật cúng

Trong văn hóa tâm linh của dân tộc Kháng, thần rừng là người cai quản, bảo vệ con người, cây trồng, vật nuôi trong bản làng. Về ý nghĩa nào đó, cúng thần rừng cũng là một nghi thức cầu mưa, mùa khô hạn nhanh qua, mùa mưa nhanh tới để sản xuất nông nghiệp; đồng thời cầu xin các thế lực siêu nhiên che chở, bảo vệ mỗi cá thể trong cộng đồng dân tộc Kháng, mọi người không ốm đau, bệnh tật, có sức khỏe tốt, cây trồng, vật nuôi ít bị bệnh, mùa màng bội thu, tươi tốt.

Các lễ vật chính bao gồm 1 con bò (trâu), 1 con lợn và 13 con gà, đặc biệt không thể thiếu là rượu, xôi nếp
Các lễ vật chính bao gồm 1 con bò hoặc trâu, 1 con lợn và 13 con gà, đặc biệt không thể thiếu rượu và xôi nếp
Khi đã chuẩn bị xong, ngay từ sáng sớm, những người đàn ông trong các gia đình của bản sẽ lấy một chiếc áo của mình, mang đến đặt cạnh 12 mâm cúng trong khu vực làm lễ để thần linh biết mặt và nhận được sự che chở
Khi đã chuẩn bị xong, ngay từ sáng sớm, những người đàn ông trong các gia đình ở bản sẽ lấy một chiếc áo của mình mang đến đặt cạnh 12 mâm cúng trong khu vực làm lễ để thần linh biết mặt và che chở cho họ
Tổng cộng sẽ có 13 mâm lễ, 1 mâm sẽ ở lán chính của thần rừng cai quản nơi tổ chức lễ (chủ nhà) và 12 mâm lễ (khách mời) được đặt ngoài trời, tương ứng với các vị quan, thần linh cai quản ở các vùng đất khác của người Kháng
Tổng cộng sẽ có 13 mâm lễ, 1 mâm sẽ ở lán chính của thần rừng cai quản nơi tổ chức lễ (chủ nhà) và 12 mâm lễ (khách mời) được đặt ngoài trời, tương ứng với các vị quan, thần linh cai quản ở các vùng đất khác của người Kháng
Sau khi đã cúng xong, đợi một khoảng thời gian nhất định, thầy mo và người phụ việc sẽ thay mặt người dân trong bản xin phép thần linh tại lán chính để có thể kết thúc lễ, dọn lễ và tổ chức ăn uống, chúc tụng nhau, trong không khí vui mừng, ấm cúng của cả bản làng, mọi người cùng nhau tâm sự, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống
Sau khi cúng xong, đợi thêm một khoảng thời gian, thầy mo và người phụ việc sẽ thay mặt người dân trong bản xin phép thần linh tại lán chính để kết thúc lễ, rồi cùng nhau ăn uống, chúc tụng, mọi người cùng nhau tâm sự, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống

Có thể thấy, lễ cúng thần rừng là một trong những tập quán xã hội và tín ngưỡng độc đáo, lâu đời của đồng bào dân tộc Kháng, không chỉ là dịp để tạ ơn thần linh, các thế lực siêu nhiên đã quản hạt, bảo vệ bản làng, phù hộ con người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tươi tốt... mà còn là dịp để các thành viên trong cộng đồng gặp gỡ, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp đỡ, củng cố thúc đẩy khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân tộc...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.