Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ cúng rừng của người Pu Péo

PV - 12:18, 12/11/2021

Sinh sống lâu đời trên vùng đất Hà Giang, đồng bào dân tộc Pu Péo hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hoá truyền thống đa dạng, phong phú. Trong đó tục cúng thần rừng là một phong tục lâu đời, in đậm dấu ấn về cách giữ rừng, giữ nguồn nước, ứng xử với môi trường thiên nhiên của người Pu Péo.

 Lễ cúng thần rừng được tổ chức ở khu vực bìa rừng, phía sau làng. Đàn cúng được làm từ những cành cây nhỏ, để nguyên lá, cắm xuống đất, cành đan vào nhau, cao khoảng 1,0 m, dựng quay về rừng cấm. Ngày tổ chức thường là ngày ngày 6 tháng 6 Âm lịch, tuy nhiên tránh trùng vào ngày Mùi hoặc ngày Dậu
Lễ cúng thần rừng được tổ chức ở khu vực bìa rừng, phía sau làng. Đàn cúng được làm từ những cành cây nhỏ, để nguyên lá, cắm xuống đất, cành đan vào nhau, cao khoảng 1,0 m, dựng quay về rừng cấm. Ngày tổ chức thường là ngày ngày 6 tháng 6 Âm lịch, tuy nhiên tránh trùng vào ngày Mùi hoặc ngày Dậu

Theo tín ngưỡng của đồng bào Pu Péo, những khu vực người Pu Péo sinh sống đều có một khu rừng cấm riêng, đó là nơi cư ngụ của thần rừng, của tổ tiên người Pu Péo từ nhiều đời trước, nơi các vị thần mỗi khi qua lại gặp nhau. Rừng cấm được người dân bản làng gìn giữ và bảo vệ bởi các luật tục và điều kiêng kỵ, không ai được xâm phạm nơi ở của thần, không được vào rừng chặt cây, lấy củi, săn bắn… Người dân làng bản muốn chặt cây, đốt rẫy phải thông báo bằng lễ cúng thần rừng. Với người Pu Péo, thần rừng là một biểu tượng tín ngưỡng xuất hiện trong hầu hết các nghi lễ cổ truyền.

Để tiến hành lễ cúng rừng, đồng bào Pu Péo, thôn Chúng Chải, xã Phố Là (Đồng Văn - Hà Giang) họp bàn, phân công việc, chuẩn bị các vật phẩm cho lễ cúng. Người dân cùng đóng góp tiền mua lễ vật, mời thầy cúng. Vào sáng ngày mùng 6 tháng 6, mỗi gia đình cử đại diện, thường là chủ nhà, mang lễ vật đến một nhà gần rừng nhất, họ cắt cử người nấu cơm, luộc trứng (hoặc thịt), người ra địa điểm cúng dọn dẹp sạch sẽ, người đi chuẩn bị củi, chất đốt để tiến hành nghi lễ.

Thầy cúng (Pế mổ) là người có uy tín với làng, bản, am hiểu luật tục, có vai trò dẫn dắt điều hành buổi Lễ. Trong tháng diễn ra lễ cúng thần rừng, thầy cúng phải kiêng ăn thịt chó
Thầy cúng (Pế mổ) là người có uy tín với làng, bản, am hiểu luật tục, có vai trò dẫn dắt điều hành buổi Lễ. Trong tháng diễn ra lễ cúng thần rừng, thầy cúng phải kiêng ăn thịt chó
 Lễ vật đồng bào Pu Péo trong lễ cúng thần rừng
Lễ vật đồng bào Pu Péo trong lễ cúng thần rừng
 Lễ vật chuẩn bị xong, được mang ra để bắt đầu nghi lễ cúng thần rừng. Trước khi ra cúng rừng, người chủ của mỗi gia đình phải thắp hương cho tổ tiên trong nhà trước
Lễ vật chuẩn bị xong, được mang ra để bắt đầu nghi lễ cúng thần rừng. Trước khi ra cúng rừng, người chủ của mỗi gia đình phải thắp hương cho tổ tiên trong nhà trước
 Thầy cúng đọc bài cúng mời thần rừng, dân làng dâng lễ vật mời các vị thần về tham dự và chứng nhận cho lòng thành của họ
Thầy cúng đọc bài cúng mời thần rừng, dân làng dâng lễ vật mời các vị thần về tham dự và chứng nhận cho lòng thành của họ
 Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo được chia làm hai phần: cúng dâng lễ (cúng sống) và cúng chính (cúng chín)
Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo được chia làm hai phần: cúng dâng lễ (cúng sống) và cúng chính (cúng chín)
 Các hàng cơm nắm trong Lễ vật thể hiện quan niệm của người Pu Péo về thế giới thần linh, trên cùng là thần rừng, dưới là các thần linh được phân theo cấp bậc
Các hàng cơm nắm trong Lễ vật thể hiện quan niệm của người Pu Péo về thế giới thần linh, trên cùng là thần rừng, dưới là các thần linh được phân theo cấp bậc
 Nghi thức hiến sinh dê trong lễ cúng rừng
Nghi thức hiến sinh dê trong lễ cúng rừng
 Nghi thức hiến sinh gà trong Lễ cúng rừng
Nghi thức hiến sinh gà trong Lễ cúng rừng
 Trước đây, trong thời gian cúng và ba ngày sau đó, người Pu Péo cấm người ra vào bản, không được ra đồng, săn bắn, chặt cây cối, người ta dựng cột gỗ buộc túm lá xanh để làm ký hiệu treo ở đầu bản
Trước đây, trong thời gian cúng và ba ngày sau đó, người Pu Péo cấm người ra vào bản, không được ra đồng, săn bắn, chặt cây cối, người ta dựng cột gỗ buộc túm lá xanh để làm ký hiệu treo ở đầu bản
 Sau lễ cúng, mọi người cùng nấu nướng và ăn tại chỗ, nếu gia đình nào bận việc không đến tham dự lễ cúng được thì dân làng chia phần đem về hộ
Sau lễ cúng, mọi người cùng nấu nướng và ăn tại chỗ, nếu gia đình nào bận việc không đến tham dự lễ cúng được thì dân làng chia phần đem về hộ
 Sau phần lễ là phần hội diễn ra cả ngày. Các hoạt động văn hoá của người Pu Péo mang tính cộng đồng cao với những trò đánh cù, chơi khăng, đu quay, đánh cầu lông gà, ném quả bông
Sau phần lễ là phần hội diễn ra cả ngày. Các hoạt động văn hoá của người Pu Péo mang tính cộng đồng cao với những trò đánh cù, chơi khăng, đu quay, đánh cầu lông gà, ném quả bông
 Lễ cúng thần rừng là một nghi lễ truyền thống thẩm thấu đời sống tâm linh của dân tộc Pu Péo, có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, làng bản, nâng cao ý thức gìn giữ khu rừng cấm , góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng không bị cạn kiệt và nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào
Lễ cúng thần rừng là một nghi lễ truyền thống thẩm thấu đời sống tâm linh của dân tộc Pu Péo, có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, làng bản, nâng cao ý thức gìn giữ khu rừng cấm , góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng không bị cạn kiệt và nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào
Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.