Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giáo dục ý thức giữ rừng bằng một phong tục đẹp

Phương Sửu - Hán Hiền - 12:17, 06/03/2023

Ý thức tầm quan trọng khi bảo vệ rừng mãi mãi được xanh tươi, rừng sẽ che trở cho dân làng từ đời này sang đời khác, hằng năm, đồng bào Nùng ở Lào Cai đều tổ chức lễ cúng rừng. Mới đây, ngày 19/2/2023 (tức ngày 29/1 âm lịch), đồng bào Nùng ở thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã cùng nhau quây quần, tụ họp và tổ chức Lễ cúng rừng trên đỉnh núi thiêng Long Sơn.

Khu rừng tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Mường Khương
Khu rừng nằm giữa thị trấn Mường Khương

Đầu giờ sáng, thầy cúng, người giúp việc cho thầy cúng cùng đông đảo đồng bào dân tộc Nùng trên địa bàn thị trấn Mường Khương đã có mặt đông đủ để chuẩn bị chu đáo cho buổi Lễ cúng rừng trên núi Long Sơn. Cũng như mọi năm, để sẵn sàng cho Lễ cúng rừng, đồng bảo dân tộc Nùng chuẩn bị các vật như: 1 con gà trống, 1 con lợn đen bản địa, 1 vò rượu và cơm trắng. Sau khi lễ vật cúng rừng được chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ tiến hành tuần tự các bài cúng. 

Phần cúng Lễ được chia thành 2 phần: Phần tế sống, tức là các con vật sau khi được rửa mặt, rửa chân sạch sẽ, sẽ được cúng dâng cho thần rừng, mời thần về chứng dám. Phần thứ hai là cúng đồ chín, các con vật sau khi cúng sống sẽ được dân làng làm thịt rồi dâng lên mời thần rừng về hiến hưởng. Khi thực hiện nghi thức cúng, thầy chủ tế sẽ gọi tên các lễ vật rồi mời thần rừng và sơn thần, thổ địa về dự và nhận các lễ vật mà dân làng đã chuẩn bị.

Khi kết thúc hai bài cúng, cũng là lúc thần rừng và các vị thần đã về và chấp nhận các lễ vật mà dân làng dâng lên. Bài cúng thể hiện lòng biết ơn thần rừng đã chở che cho người dân và mong muốn một năm mới, tất cả mọi người có sức khỏe tốt, nhà nhà sung túc, làm ăn gặp nhiều may mắn. Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng không chỉ hạn chế, bó hẹp trong cộng đồng dân tộc Nùng, mà nhiều người dân thuộc các dân tộc khác cũng đều có thể đến đây dâng hương, bái lễ để tỏ lòng thành kính.

Thầy chủ tế thực hiện nghi lễ cúng thần rừng
Thầy chủ tế thực hiện nghi lễ cúng thần rừng

Đã 3 năm kể từ dịch Covid-19 bùng phát, việc tổ chức lễ cúng rừng chỉ dừng lại ở việc làm lễ gọn gàng với sự góp mặt của các thầy cúng không có người dân. Năm nay, người dân phấn khởi khi được tham gia lễ cúng rừng. Điều đặc biệt, để đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, năm nay con đường lên đỉnh núi Long Sơn đã được UBND huyện Mường Khương đầu tư, xây dựng, bảo đảm cho bà con đi lại thuận lợi hơn. Đồng thời, nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách tham quan và trải nghiệm với tục lệ cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng.

Nghi lễ có sự góp mặt của những người lớn tuổi
Nghi lễ có sự góp mặt của những người lớn tuổi

Anh Nùng Tấn Tiến - Tổ trưởng Tổ dân Phố Na Khui, thị trấn Mường Khương cho biết: “Mọi năm tổ chức lễ cúng rừng đường lên khó khăn lắm, lối đi thì không có toàn phải đi nhờ hộ nhà dân xung quanh. Năm nay, có đường đi thuận tiện Nhân dân rất phấn khởi. Đây cũng là động lực để bà con chấp hành tốt hơn mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của nhà nước, chấp hành nội quy của rừng cấm”.

Nghi lễ cúng thần rừng kết thúc là lúc mọi người cùng nhau thụ lộc ở bìa rừng và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp trong năm mới
Nghi lễ cúng thần rừng kết thúc là lúc mọi người cùng nhau thụ lộc ở bìa rừng và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp

Cho biết về những nội quy trong khu rừng cấm, ông Lù Sìn Lền, Tổ dân phố Phố Cũ, thị trấn Mường Khương nói: “Trong không gian thiêng liêng của khu rừng cấm, khi đến đấy tất cả mọi người tham gia buổi Lễ đều phải tự nguyện tuân thủ 6 quy định,  là: Không múa hát, mất trật tự, mất đoàn kết, mất vệ sinh; không lấy các loài động thực vật của rừng; không bàn, tụ tập vi phạm pháp luật; cầu điều thiện, không cầu điều ác… và một số quy định khác”.

Những quy định trong rừng cấm, đã được lớp lớp các thế hệ người Nùng luôn ghi nhớ và truyền dạy cho con cháu đời sau. Bởi họ đều ý thức tầm quan trọng nếu rừng mãi được xanh tươi, thì rừng sẽ bảo vệ, che trở cho dân làng từ đời này sang đời khác. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.