Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lào Cai: Khánh thành công trình bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá

Trọng Bảo - Mạnh Cường - 12:07, 26/10/2021

Sáng 26/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá (Xá Phó) tại thôn An Thành, xã Thống Nhất, TP. Lào Cai (Lào Cai).

Lễ khánh thành công trình
Lễ khánh thành công trình

Ngày 18/10/2017, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 4483 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Phù Lá (Xá Phó), dân tộc Bố Y giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ.

Thôn An Thành, xã Thống Nhất là một trong những địa phương được thụ hưởng chính sách này với tổng kinh phí trên 8,7 tỷ đồng. Trong đó, có các hợp phần như: Hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đội văn nghệ, dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu, cung cấp một số trang thiết bị cho nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ xây 1 cầu, 1 cống, 1 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung.

Riêng công trình bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống dân tộc, có tổng mức đầu tư trên 4 tỷ đồng. Để Đề án được triển khai hiệu quả, các hợp phần đều có sự tham gia, đóng góp công lao động của người dân trong thôn. Đặc biệt là công trình bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Phù Lá, công nhân xây dựng đều là con em đồng bào Phù Lá thực hiện.

Công trình bảo tồn kiến trúc truyền thống dân tộc Phù Lá được khởi công tháng 12/2020, gồm các hạng mục: Nhà bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống thiết kế nhà sàn 2 tầng; diện tích xây dựng 180m2. Nhà được xây dựng khung bê tông cốt thép chịu lực, tường gạch, mái lợp ngói; nền lát gạch… Các công trình phụ trợ gồm: Sân bê tông, bồn cây, nhà vệ sinh, bục sân khấu ngoài trời; rãnh thoát nước, kè đá, cổng…

Trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, sự giao thoa văn hóa với các dân tộc, nên một số truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc đang bị mai một. Do đó, việc xây dựng điểm thôn, bản tiêu biểu bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc là rất cấp thiết, đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn kiến trúc, văn hóa truyền thống. Đây cũng là nơi trưng bày, lưu giữ các hiện vật văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.