Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào DTTS

PV - 10:36, 18/09/2021

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) mới ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây là cơ sở để Khánh Hòa tiếp tục có những chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Đồng bào Raglay huyện Khánh Sơn hòa tấu nhạc cụ dân tộc. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)
Đồng bào Raglay huyện Khánh Sơn hòa tấu nhạc cụ dân tộc. (Ảnh tư liệu, chụp trước ngày 27/4/2021)

Những hạt nhân phong trào

Nhiều năm qua, ông Cao Văn Nghiệp ở thôn Bến Khế, xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) vẫn luôn truyền dạy cách đánh mã la, trình diễn các loại nhạc cụ của đồng bào Raglay cho nhiều thanh niên trong xã. Trong các kỳ Liên hoan nghệ thuật quần chúng, Ngày văn hóa dân tộc được tổ chức hằng năm, ông Nghiệp đều tích cực tham gia và động viên lớp trẻ tự tin đến biểu diễn, giới thiệu những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc.

“Mỗi lần được tham gia liên hoan văn hóa, văn nghệ do tỉnh, huyện tổ chức, chúng tôi đều cảm thấy rất tự hào khi có dịp thể hiện tài năng của bản thân và giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc”, ông Nghiệp chia sẻ.

Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn những hoạt động văn hóa, nghệ thuật của người dân trong vùng, ông Y Hy - Bí thư Đảng ủy xã Ninh Tây trực tiếp đi sưu tầm những bộ chiêng, bộ ché, các loại nhạc cụ truyền thống, công cụ sản xuất… của đồng bào Ê Đê. Trong nhà, ông lưu giữ, giới thiệu về những hiện vật của đồng bào. Ông cũng thường tổ chức những buổi sinh hoạt văn nghệ để người dân trong buôn làng có dịp được chơi các loại nhạc cụ.

Trên địa bàn tỉnh, hiện vẫn còn nhiều cá nhân âm thầm gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, như: Mấu Hồng Thái, Cao Lê Dân, Mấu Xuân Điệp, Cao Mai Hùng (huyện Khánh Sơn), Hà Đình Mơ (TP. Cam Ranh), Bo Thị Minh Châu (huyện Cam Lâm)… Đây là những hạt nhân phong trào, góp phần vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, nét đẹp truyền thống trong cuộc sống hôm nay.

Dành nhiều sự quan tâm

Nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, các chính sách liên quan đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS luôn được quan tâm đúng mức, vừa góp phần giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân. Chẳng hạn, huyện Khánh Sơn đã tổ chức các lớp truyền dạy đánh mã la, hát sử thi; tổ chức nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu, làn điệu dân ca, dân vũ, biên dịch các loại sách về con người và văn hóa Raglai trên địa bàn. Địa phương cũng tổ chức các liên hoan hòa tấu mã la và múa dân gian Raglay, hội thi già làng khéo tay, thi các trò chơi dân gian...

Huyện Khánh Vĩnh tập trung tái hiện các lễ hội văn hóa như: Lễ cưới (đồng bào Raglay, T’rin), Lễ bỏ mả (đồng bào Raglay, Ê Đê), Lễ ăn mừng lúa mới, mừng nhà mới (đồng bào Raglay), Hội tung còn (dân tộc Tày). Thị xã Ninh Hòa phục hồi Lễ cúng bến nước của đồng bào Ê Đê…

Hằng năm, tỉnh tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, văn nghệ, như: Ngày văn hóa các dân tộc, Liên hoan các làng văn hóa, Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa, hội diễn nghệ thuật quần chúng... thu hút sự tham gia tích cực của đồng bào DTTS. “Thời gian qua, tình trạng “chảy máu” di sản văn hóa vật thể của đồng bào đã được ngăn chặn. Hàng trăm bộ mã la, cồng chiêng, trống, ché, đồ dùng sinh hoạt… của đồng bào đã được gìn giữ tại các nhà dân hoặc nhà truyền thống”, ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở VH&TT cho biết.

Theo ông Hoa, nội dung kế hoạch của Bộ VHTT&DL nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức, đảng viên trong hệ thống chính trị các cấp về công tác dân tộc trong tình hình mới; phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác tham mưu, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Trên cơ sở các nội dung của kế hoạch, các địa phương sẽ tổ chức thực hiện tốt các chương trình, chính sách về văn hóa vùng đồng bào DTTS. Trong đó, dành nhiều sự ưu tiên đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS trong thời gian tới./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.