Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lanh Quản Bạ thành sản phẩm OCOP

Lê Hải - 10:53, 24/02/2020

Từ lâu dệt lanh không chỉ là một nghề tạo ra sản phẩm thuần túy, mà nó còn là một nét văn hóa đặc sắc của người Mông ở Cao nguyên đá. Để gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa và thương mại của nghề dệt lanh, huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã đưa dệt lanh vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đã đạt được những thành công nhất định.

Sản phẩm lanh của HTX lanh Cán Tỷ (Quản Bạ) được nhiều khách hàng yêu thích
Sản phẩm lanh của HTX lanh Cán Tỷ (Quản Bạ) được nhiều khách hàng yêu thích

Dệt lanh là nghề thủ công có từ rất lâu đời của người Mông, không chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân mà còn là sản phẩm được bán rộng rãi ở các địa phương trong và ngoài tỉnh. Vài năm trở lại đây, các sản phẩm lanh của huyện Quản Bạ đã dần được thị trường đón nhận và vươn xa ra thế giới như Pháp, Malaysia... Từ những cây lanh thô ráp, người phụ nữ Mông đã khéo léo may thành vỏ chăn, gối, khăn trải bàn, khăn trang trí, túi xách… được dùng ở nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sang trọng và lịch sự.

Khôi phục nghề truyền thống không những bảo tồn được giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được điều này, huyện Quản Bạ đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khôi phục và phát triển nghề dệt lanh truyền thống của dân tộc Mông. Năm 2018, khi tỉnh có chủ trương triển khai Chương trình OCOP, sản phẩm lanh đã được huyện đưa vào chương trình, giúp đỡ các hợp tác xã (HTX) dệt lanh đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của bộ tiêu chí đánh giá.

Trong quá trình bảo tồn và phát huy nghề dệt lanh đã xuất hiện điểm sáng như HTX Lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ. Đã từng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường và sự giao thoa văn hóa làm cho nghề dệt lanh của địa phương đứng trước nguy cơ mai một, nhưng với lòng đam mê, tâm huyết với giá trị truyền thống, chị Giàng Thị Say đã đứng ra thành lập HTX Lanh Cán Tỷ.

“HTX có 28 thành viên, đã hoạt động hơn 14 năm nay. Qua đó đã tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ trong xã và phụ nữ đi lao động ở Trung Quốc về. Tùy từng công đoạn và độ khéo tay mà người lao động sẽ được trả tiền công tương xứng, trung bình 3 - 5 triệu đồng/tháng. Sản phẩm của HTX đã có mặt ở hầu hết các lễ hội, hội chợ thương mại và dành được sự quan tâm đặc biệt của du khách và người tiêu dùng”, Giám đốc HTX lanh Cán Tỷ Giàng Thị Say cho biết.

Không chỉ phát triển các sản phẩm lanh, HTX còn tìm cách bảo tồn thông qua việc dạy cho thế hệ trẻ nghề dệt lanh truyền thống của dân tộc. Em Giàng Thị Mơ, 17 tuổi ở thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, chia sẻ: “Em học dệt vải lanh từ khi học lớp 6, mỗi năm cứ đến dịp hè là em lại tham gia học lớp dệt vải lanh và làm sản phẩm lanh. Đến nay em đã có thể tự làm tất cả các khâu để làm ra sản phẩm lanh và giúp mẹ làm việc mỗi khi có thời gian rảnh”.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, ông Sèn Thăng Long cho biết: Để phát triển nghề dệt lanh truyền thống của dân tộc Mông, huyện đã tổ chức lễ hội nghề thêu, dệt lanh, mở rộng làng nghề ra 12 xã trên địa bàn huyện đều có nghệ nhân tham gia làm sản phẩm lanh bán cho HTX.

Quản Bạ chủ trương kết hợp du lịch với làng nghề. Du khách đến thăm quan làng nghề được trực tiếp làm vài công đoạn sản xuất sản phẩm. Đây là việc làm có ý nghĩa trong phát triển KT-XH, văn hóa và giải quyết việc làm tại địa phương.

Ông Sèn Thăng Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.