Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Từ cây lanh đến thổ cẩm

PV - 02:19, 13/11/2017

Vượt bao biến cố, thăng trầm, qua hàng trăm năm lịch sử, việc se lanh, dệt vải vẫn luôn được người Mông Sa Pa gìn giữ cho đến tận ngày nay.

Từ những vỏ cây lanh thô ráp, qua bàn tay khéo léo, cùng sự kiên trì, tỉ mẩn, phụ nữ Mông Sa Pa đã dệt lên những tấm vải mềm mại, đầy màu sắc, tạo ra những bộ trang phục bắt mắt nơi vùng cao, sương giá Sa Pa.

Việc đầu tiên phụ nữ Mông làm là thu hoạch cây lanh và được phơi thành những đụm to ở bất cứ khoảng đất rộng nào.
Khi lanh đã đủ khô được mang về nhà, tước vỏ...
…tiếp đó là giã lanh và nối sợi. Đây là công đoạn vất vả và tốn nhiều công sức nhất, sau khi giã cho mềm là tỉ mẩn nối những sợi lanh sao cho đều và đẹp.
Phụ nữ Mông luôn tranh thủ trên đường lên nương, xuống chợ hay bất cứ khi nào, miễn đôi tay được "rảnh" là lại thoăn thoắt nối sợi, cuộn thành những búi nhỏ ở tay.
Sau khi se và nối sợi bằng tay, sợi được đưa lên guồng se tiếp một lần nữa rồi cho vào guồng thu sợi.
Qua các công đoạn sơ chế, sợi có màu trắng, mịn, dai và tiếp tục lăn mỏng, phẳng hơn, sau đó được xếp thành con chỉ dệt và dệt thành vải.
Để tạo hoa văn, họa tiết, người Mông thường dùng kỹ thuật vẽ sáp ong do những người lớn tuổi có kinh nghiệm lâu năm thực hiện.
Nhuộm chàm là công đoạn không thể thiếu.
Sau khi nhuộm chàm, những tấm vải được phơi khô và giặt tẩy sáp...
... tiếp tục giặt nhiều lần rồi lăn để tạo độ phẳng và mịn.
Những tấm vải thổ cẩm hoàn thành chứa đựng trong đó bao mồ hôi, công sức của phụ nữ Mông.
Thành quả cuối cùng là những bộ trang phục mang màu sắc riêng, tôn  vẻ đẹp của phụ nữ Mông.

PV

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.