Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng cổ Hahoe ở Hàn Quốc

Nguyệt Anh (T/h) - 12:11, 06/07/2021

Làng cổ Hahoe, xã Pungsan, Andong, tỉnh bắc Gyeongsang (Hàn Quốc) được gia tộc họ Ryu xây dựng từ hơn 500 năm trước. Đây là ngôi làng nổi tiếng nhất nhì xứ kim chi do vẫn được bảo tồn nguyên vẹn những nét kiến trúc của giai đoạn đầu triều đại Joseon. Ngôi làng 500 tuổi này là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách nhất tại xứ sở kim chi.

Làng cổ Hahoe.
Làng cổ Hahoe.

Trước đây trong làng cổ Hahoe có 350 gia đình sinh sống nhưng hiện nay chỉ còn một nửa. Làng có 437 ngôi nhà hợp thành 127 cụm, trong đó có 12 ngôi nhà được coi là báu vật quốc gia. Đáng chú ý nhất là Yangjindang-một trong những công trình cổ nhất làng, thuộc quyền sở hữu của Seong Reong (1542-1607), người đứng đầu dòng họ Ryu. Hiện nay hậu duệ của dòng tộc này vẫn sinh sống tại làng để gìn giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà tổ tiên họ để lại.

Trong những ngôi làng thông thường khác ở Hàn Quốc, tầng lớp thượng lưu và người bình dân sống chung cùng nhau trong một ngôi làng, hướng cửa chính là hướng nam. Tuy nhiên Hahoe lại là một ngoại lệ khi nơi ở của giới quý tộc được đặt ở trung tâm của ngôi làng, còn những người ở tầng lớp thấp hơn sống bao quanh về phía ngoài. Hướng đặt nhà của mọi người ở đây đều quay mặt về trung tâm.

Đi vào trong làng, dọc theo những bờ tường đất là những tòa nhà của quý tộc xưa với những cánh cổng lớn. Đây là khu nhà tiêu biểu của phía bắc làng Hahoe có niên đại gần 400 năm. Trong khu nhà chính hiện nay là nơi sinh sống của chi trưởng đời thứ 11 họ Ryu.

Chính giữa làng là cây cứ cổ thụ, theo các cụ cao niên cây đã tồn tại trên 500 năm, gốc to, cành lá sum suê tỏa bóng mát. Tương truyền rằng cây là nơi ngự của nữ thần Sam Sin phù trợ việc sinh sản, nuôi dưỡng trẻ em trong làng. Nơi đây, du khách đến tham quan đều viết giấy buộc vào các cột, dây chăng dưới gốc cây cầu sức khỏe, may mắn trong cuộc sống.

Một góc làng cổ Hahoe
Một góc làng cổ Hahoe

Xung quanh làng Hahoe là một quang cảnh hùng vĩ với những khu rừng nằm trên vách đá dựng đứng nhìn xuống dòng sông chảy miết. Bãi cát vàng trải dài của vùng đồng bằng ven sông là địa điểm yêu thích của hàng nghìn khách du lịch mỗi khi tới đây.

Làng cổ Hahoe vẫn bảo tồn được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, như mặt nạ Hahoe-loại mặt nạ duy nhất được công nhận là bảo vật quốc gia (thường được sử dụng trong các lễ hội thờ thần linh ở làng) và tượng gỗ Jangseung (thần bảo vệ của làng). Các bức tượng này đều mang ý nghĩa chung là xoa dịu tâm hồn, đem lại sự yên bình cho người dân và nơi họ sinh sống.Bức tượng bên trái là biểu tượng của bầu trời còn bên phải tượng trưng cho mặt đất.

Làng Haho vẫn bảo tồn được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như mặt nạ Hahoe
Làng Haho vẫn bảo tồn được nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như mặt nạ Hahoe - mặt nạ duy nhất được công nhận là bảo vật quốc gia

Ngôi làng cũng nổi tiếng với Hahoe Pyolshin Gut- múa mặt nạ dân gian, xuất hiện trong nghi thức Shaman giáo ở làng Hahoe, có quan hệ mật thiết với nghi thức thờ cúng Thành hoàng làng, để cầu sự bình yên cho dân làng.

Ngày nay, người dân ở làng nói riêng và thành phố Andong nói chung vẫn thường xuyên biểu diễn múa mặt nạ và tổ chức lễ hội múa mặt nạ quốc tế hàng năm, với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Lễ hội kéo dài 10 ngày, vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 hằng năm. Ở Andong có 11 loại mặt nạ truyền thống: Yangban: Quý tộc; Sonbi: Học giả; Chung: Nhà sư; Paekchong (người bán thịt) là những mặt nạ có thể cử động được khớp hàm, để thể hiện cảm xúc. Ngoài ra, còn có Kakshi: Cô dâu; Pune: Thiếu nữ thích tán tỉnh; Halmi: Bà lão; Choreangi: Người láu táu; Imae: Kẻ ngốc và hai mặt nạ sư tử.

Những tượng gỗ Jangseung (thần bảo vệ của làng)
Những tượng gỗ Jangseung (thần bảo vệ của làng )

Làng dân gian Hahoe là một điểm đến lý tưởng được nhiều khách du lịch lựa chọn để tìm đến những giá trị văn hóa yên bình của một Hàn Quốc cổ xưa.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.