Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

"Làn sóng" hạ lãi suất và giảm phí

PV - 09:49, 06/08/2021

Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt giảm lãi vay từ 1 đến 3%/năm; đồng thời giảm phí dịch vụ từ nay đến hết năm để hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp bị khó khăn bởi đại dịch COVID-19.

Cần thêm gói tín dụng tiếp sức doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Phan T.Thu.
Cần thêm gói tín dụng tiếp sức doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: Phan T.Thu.

Không chỉ 16 ngân hàng thuộc Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) đã giảm lãi hỗ trợ khách hàng mà Hiệp hội cũng đang kêu gọi tất cả các ngân hàng còn lại xem xét tiếp tục giảm lãi cho vay từ nay đến hết năm.

Theo ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) Thành phố Hà Nội, qua khảo sát 1.500 doanh nghiệp thành viên cho thấy, có 57% doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng; 38% doanh nghiệp hoạt động bình thường; 2,6% doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể; chỉ có 1,4% doanh nghiệp đang hoạt động tốt.

Một số doanh nghiệp trước đây tập trung vào thị trường xuất khẩu nhưng do dịch bệnh nên giao thương bị hạn chế, phải chuyển sang tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa, kinh doanh thu hẹp, đối tác bị hạn chế nên phương án kinh doanh không đủ sức hấp dẫn cho ngân hàng giải ngân. Vì vậy, sự đồng thuận của các ngân hàng trong việc giảm lãi vay được ví như liều thuốc bổ trong cơn bạo bệnh.

“Hiện, cung cầu không còn được như trước, tổng cầu giảm rất lớn do dịch COVID-19 gây ra, chỉ mặt hàng thiết yếu người ta mới mua nên các ngành khác hết sức khó khăn. Việc giảm từ 1 - 2% là rất tốt, giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí và duy trì hoạt động”, ông Mạc Quốc Anh cho biết.

Khách hàng MSB đã được hưởng chính sách giảm lãi tới 3%/năm cho hộ kinh doanh vay vốn kinh doanh; giảm 1%/năm vay vốn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, mua nhà. Đây là đợt giảm lãi lớn của MSB năm 2021 với tổng hạn mức gần 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, MSB cũng áp dụng chính sách miễn phí lên đến gần 50 loại phí cho khách hàng sử dụng gói tài khoản siêu miễn phí như: Phí chuyển khoản; phí rút tiền ATM nội ngoại mạng; phí sử dụng dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking; phí phát hành thẻ; phí thường niên thẻ; phí nộp tiền vào tài khoản khác tỉnh/thành phố.

Theo ước tính của VIB, có hơn 8.500 khách hàng được giảm lãi suất trung bình 1,5% tập trung vào các doanh nghiệp thuộc ngành nghề ưu tiên của Chính phủ, (DNN&V), khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Còn SeABank giảm lãi vay tối đa 1%/năm so với lãi suất đang áp dụng đối với khoản vay cũ còn dư nợ của khách hàng hiện hữu, tập trung vào một số ngành như: Vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, y tế… Bên cạnh đó, SeABank cũng có chính sách hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 với hạn mức 2.000 tỷ đồng lãi suất dao động từ 6,5 - 8%/năm, áp dụng đến hết ngày 31/12; ưu đãi cho doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với mức vay ưu đãi 5,6 - 6,4%/năm (đối với VNĐ), từ 2,6 - 3%/năm (đối với USD).

Không chỉ giảm lãi suất, các ngân hàng cũng giảm mạnh phí dịch vụ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đai diện Vietcombank cho biết: Năm nay ngân hàng sẽ giảm hàng trăm tỷ đồng tiền phí cho các khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Từ nay tới hết năm Vietcombank giảm đến 80% phí chuyển tiền trong cùng hệ thống và 25% phí chuyển tiền ngoài hệ thống cho khách hàng cá nhân; giảm đến 33% phí các Gói tài khoản, áp dụng cho các Gói tài khoản VCB Eco và VCB Plus; giảm 17% phí rút tiền mặt tại ATM ngoài hệ thống Vietcombank. 

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), luỹ kế đến tháng 6/2021 đã có khoảng 9,6 triệu tỷ đồng được cung ứng ra nền kinh tế. “Nếu giảm lãi suất cho vay 1% đối với dư nợ hiện hữu (hiện khoảng 9,6 triệu tỷ đồng), ước tính lợi nhuận ngân hàng có thể bị giảm khoảng 45.000 tỷ đồng”, chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực phân tích.

Mặc dù đánh giá lãi suất cho vay hiện nay đã rất thấp, nhưng giới chuyên gia cho rằng, sức chịu đựng của doanh nghiệp đang ngày càng suy giảm trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành hơn 1 năm qua. Vì vậy, theo TS Cấn Văn Lực, Việt Nam có thể nghiên cứu gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay khoảng 3 - 4%/năm. Thời hạn hỗ trợ lãi suất chỉ trong vòng 1 năm, áp dụng có trọng tâm, trọng điểm chứ không đại trà cho một số lĩnh vực, ngành nghề, địa phương...

“Nguồn lực hỗ trợ sẽ từ ngân sách Nhà nước. Giả sử lãi suất cho vay ngân hàng khoảng 7 - 8%/năm, doanh nghiệp chỉ phải trả 3 - 4%/năm, còn lại ngân sách cấp bù. Nếu ngân hàng cố gắng giảm thêm được 1%/năm cho doanh nghiệp thì lãi suất ngân sách cấp bù giảm còn khoảng 3%/năm. Ước tính với gói tín dụng này, ngân sách cần phải chi khoảng 2.000 tỷ đồng hỗ trợ, con số này không quá lớn, nhưng sẽ rất tốt cho khối doanh nghiệp nhỏ", ông Cấn Văn Lực đề xuất.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.