Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng đẩy mạnh mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Cát Tường (t/h) - 11:02, 05/04/2022

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Lâm Đồng đã đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được trên 64 nghìn ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 450 ha ứng dụng công nghệ thông minh.

Nông dân Lâm Đồng thu hoạch cà chua từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ảnh: Minh Hậu)
Nông dân Lâm Đồng thu hoạch cà chua từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ảnh: Minh Hậu)

Để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã đẩy mạnh các mô hình kinh tế tập thể. Đến nay, địa phương đã thành lập mới 13 Hợp tác xã (HTX), nâng số HTX toàn tỉnh lên 342; xây dựng 3 Liên hiệp HTX với 18 HTX thành viên và 300 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp.

Doanh thu bình quân của mỗi HTX khoảng 3 tỷ đồng/năm với lợi nhuận bình quân khoảng 600 triệu đồng/năm. Từ việc đẩy mạnh mô hình kinh tế tập thể, thu nhập bình quân của mỗi lao động trong HTX cũng đạt khoảng 72 triệu đồng/năm.

Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 175 chuỗi liên kết trong các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Theo đánh giá, phần lớn nông dân đã liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm với các hợp đồng lâu dài.

Vườn cà chua của ông Nhã sai trĩu quả. Ảnh: Hoài Thanh
Vườn cà chua của ông Nhã sai trĩu quả (ảnh: Hoài Thanh)

Hơn 10 năm gắn bó với công tác nông dân và là Chủ tịch Hội Nông dân tiêu biểu, năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Mai Thành Nhã (xã Lộc Nga, TP. Bảo Lộc) đã chọn hướng đi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để đưa sản phẩm sạch, an toàn đến với người tiêu dùng. Giờ đây, dưới lưng chừng triền đồi ở xã Lộc Nga, khu vườn cà chua 4 sào trồng các giống ngoại nhập từ Nhật Bản của ông Nhã được bao bọc bởi hệ thống nhà kính và các khâu kiểm soát tự động trong quản lý, chăm sóc. Bên trong là hàng ngàn gốc cà chua các giống Sakata và ToiVo sum suê bắt đầu cho trái.

Khác với Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai đã khẳng định vững chắc vị thế “thủ phủ” sầu riêng của tỉnh. Theo thống kê, đến nay, toàn huyện có khoảng 3.400 ha sầu riêng; trong đó, có khoảng 2.700 ha đã cho thu hoạch. Hầu hết sầu riêng Đạ Huoai hiện đã được người dân chuyển đổi qua trồng các giống ghép Thái Lan cho năng suất, chất lượng cao như Mong Thong, Ri6 và Đô Na. Năm 2021, sản lượng sầu riêng Đạ Huoai đạt hơn 30.000 tấn, mang lại nguồn thu cho người dân toàn huyện hơn 1.200 tỷ đồng. Những cơ sở vững chắc này đủ để khẳng định Đạ Huoai là “thủ phủ” sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng.

Tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị sản xuất (ảnh: Minh Hậu).
Tỉnh Lâm Đồng đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao giá trị sản xuất (ảnh: Minh Hậu).

Dám nghĩ, dám làm, không lùi bước trước các khó khăn thử thách, anh Nguyễn Hữu Thìn, ở thôn Đạ K’nàng, xã Đạ K’nàng, Huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích diện tích cà phê già cỗi sang xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cho thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đây được xem là mô hình điển hình trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp ở tuổi trẻ Đạ K’nàng.

Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao năm 2022 của toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 450 - 460 triệu đồng/ha; đồng thời phát triển nhiều vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kiểu mẫu về nông nghiệp thông minh, kiểu mẫu về cảnh quan môi trường, kiểu mẫu về sản xuất nông sản an toàn và liên kết, tiêu thụ sản phẩm...

Ông Nguyễn Đình Khoát, Phó chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng đang phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có trên 72.700 ha ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại, đa chức năng, trong đó có 1 nghìn ha ứng dụng công nghệ thông minh. Để đạt được mục tiêu trên, ngành Nông nghiệp tỉnh ưu tiên hỗ trợ triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ mới như sử dụng Robot chăm sóc cây trồng; ứng dụng công nghệ thông minh trong phân loại sản phẩm; trong vận chuyển, bảo quản nông sản; tiếp tục thực hiện các đề án, chương trình phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.