Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lãi suất huy động sẽ chịu áp lực tăng nhẹ

PV - 10:43, 01/09/2021

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới, trong khi đó, lãi suất huy động sẽ phải chịu áp lực tăng nhẹ bởi thông tư quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ có hiệu lực vào tháng 10 tới đây.

Lãi suất huy động sẽ chịu áp lực tăng nhẹ

Lãi suất liên ngân hàng giảm trong tháng 8

Báo cáo thị trường tiền tệ tuần của SSI Research cho biết, các hoạt động thị trường mở không phát sinh giao dịch mới trong tuần qua. Trong khi đó, việc thực hiện các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng giai đoạn tháng 1 và tháng 2 đã kết thúc với tổng giá trị thực hiện ước tính khoảng 5,5 tỷ USD, thấp hơn so với lượng đăng ký do có một số hợp đồng bị hủy ngang.

Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tuần qua giảm 6 - 11 điểm cơ bản, kết tuần ở 0,75% cho kỳ hạn qua đêm và 0,90% cho kỳ hạn 1 tuần. Như vậy, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã giảm khoảng 15 điểm cơ bản trong tháng 8, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào nhờ nguồn cung VND từ hợp đồng bán ngoại tệ.

Sau đợt giảm lãi suất vào giữa tháng 7, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ nay đến cuối năm. Các gói hỗ trợ bao gồm gói cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội.

Bên cạnh VCB và BIDV đã thông báo cắt giảm lãi suất cho vay vào tuần kế trước, VietinBank triển khai thêm gói tín dụng lãi suất từ 4%/năm với quy mô 20.000 tỷ đồng, cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Các ngân hàng thương mại tư nhân cũng tham gia giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ khách hàng như MBB, ACB, Sacombank,... với mức giảm từ 0,5 – 1,5 điểm phần trăm.

Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã tăng nhẹ khoảng 10 – 25 điểm cơ bản trong tuần qua, ghi nhận ở một số ngân hàng như BIDV, VIB, VPB.

Nhìn chung, “chúng tôi kỳ vọng mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới, trong khi đó lãi suất huy động sẽ phải chịu áp lực tăng nhẹ bởi thông tư quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ có hiệu lực vào tháng 10 tới đây” – chuyên gia SSI Research cho hay.

Tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm

Thông tin từ SSI Research cho biết, Hội nghị chuyên đề thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 27/8 đã đem đến tín hiệu tích cực cho thị trường. Theo đó, mặc dù nhiều quan chức FED đánh giá cao khả năng thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu hàng tháng trước cuối năm nay, ngôn ngữ và giọng điệu của chủ tịch FED vẫn tương đối ôn hòa. “Điều này giúp các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong khi đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đi xuống” – SSI Research cho hay.

Lãi suất huy động sẽ chịu áp lực tăng nhẹ 1

Theo đó, giá vàng thế giới cũng ngay lập tức tăng mạnh và kết tuần tăng tới 2,1% so với tuần trước. Chỉ số Dollar-Index (DXY) giảm 0,9% và hầu hết các đồng tiền đều tăng giá mạnh so với USD như CAD (+1,6%), GBP (+1,0%), EUR (+0,8%), CNY (+0,5%),... Đối với các đồng tiền trong khu vực, trong tuần qua đồng Bạt Thái đã có mức tăng tương đối mạnh (+2,2%) sau khi Chính phủ Thái Lan quyết định chọn sống chung với dịch và từng bước khôi phục lại hoạt động sản xuất.

Tại Việt Nam, xu hướng giảm giá của USD/VND trên cả 2 thị trường tiếp tục duy trì. Cụ thể, tỷ giá USD/VND niêm yết của các ngân hàng thương mại giảm 35 đồng/USD ở cả 2 chiều, xuống mức 22.650/22.880 đồng (mua vào/bán ra). Tỷ giá tự do giảm 10 đồng/USD ở chiều mua vào và 30 đồng/USD chiều bán ra giao dịch ở 23.040/23.140 đồng.

Theo số liệu từ SSI Research, tính đến thời điểm hiện tại, VND đã tăng giá tới 1,4% so với cuối năm 2020 và là một trong những đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong khu vực. Cán cân hàng hóa nhập siêu đã được hỗ trợ bởi dòng vốn FDI giải ngân và kiều hối, giúp tỷ giá duy trì mức thấp như hiện nay. Tuy nhiên, áp lực lên cán cân thanh toán tổng thể đã tăng dần khi số liệu về cán cân thương mại hàng hóa và giải ngân FDI trong tháng 8 không mấy tích cực.

Cụ thể theo ước tính từ Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 8 tiếp tục nhập siêu 1,3 tỷ USD, trong khi đó, giải ngân FDI cũng giảm tới 12% so với cùng kỳ, chỉ đạt 1,1 tỷ USD trong tháng 8.

“Diễn biến của VND trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát của dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương và Đồng Nai (tín hiệu quan trọng để có thể thu hút dòng vốn FDI giải ngân mới)” – chuyên gia của SSI Research bình luận./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.