Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Những văn bản, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2021

P. Ngọc (T/h) - 11:28, 30/08/2021

Khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), phụ nữ mang thai sẽ có thêm những quyền lợi; Giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 30/6/2022; Thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh bậc THCS và THPT. Quy định mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công… là những quy định có trong những văn bản, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2021.

Ảnh minh họa: VGP
Ảnh minh họa: VGP

Theo đó, những văn bản, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2021, cụ thể như:

Thêm nhiều quyền lợi mới về BHXH

Ngày 01/9/2021 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và xã hội ban hành hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội sẽ có hiệu lực. Thông tư 06 có nhiều quy định mới liên quan trực tiếp đến quyền lợi đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể như: 

Bổ sung thêm trường hợp vợ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng vẫn được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con (trước đây chỉ quy định vợ không tham gia BHXH thì chồng mới được nhận khoản tiền này). 

Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên thì chế độ thai sản được hưởng tính theo số lượng con đã sinh, không kể còn sống hay đã mất (trước đây chỉ giải quyết chế độ thai sản cho con còn sống)...

Bổ sung trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên.

Thay đổi về tiền lương tính hưởng chế độ ốm đau: Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 06, người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi bị ốm đau, tai nạn (không phải tai nạn lao động), nghỉ việc chăm con dưới 07 tuổi ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng tiền lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên cơ sở mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

Nếu các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

Trước 01/9/2021: Mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng người lao động nghỉ ốm đau.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Những quy định mới có hiệu lực từ tháng 9 1


Giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng đến 30/6/2022

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 13/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 5/12/2013 ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Thông tư bổ sung Điều 1a tại Thông tư số 26/2013/TT-NHNN như sau: Giảm 50% mức phí thanh toán tại Điểm 1.1, 1.2 Mục 1 "Phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng" tại Phần III "Phí dịch vụ thanh toán trong nước" Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Thông tư này trong khoảng thời gian từ 1/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022".

Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 19/2020/TT-NHNN ngày 30/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-NHNN ngày 5/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khi làm sổ đỏ không cần nộp bản sao giấy tờ tùy thân

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/9/2021. 

Theo Thông tư này, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đất đai, người dân khi đi làm các thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) không cần phải nộp bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu.

Thay vào đó, thông tin của người dân sẽ được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ngoài ra, Thông tư này cũng bổ sung hai trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ bao gồm: Thửa đất được tách ra để cấp riêng sổ đỏ đối với trường hợp sổ đỏ được cấp chung cho nhiều thửa; thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

Nghị định mới về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bố trí chỗ ở tạm thời cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ có hiệu lực từ 1/9/2021. (Ảnh minh họa)
Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư sẽ có hiệu lực từ 1/9/2021. (Ảnh minh họa)

Nghị định số 69/2021/NĐ-CP quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại, hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định gồm:

Nhà chung cư phải phá dỡ khẩn cấp do sự cố, thiên tai, cháy nổ theo quy định của pháp luật.

Nhà chung cư cũ chưa hết niên hạn sử dụng nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh thể hiện các kết cấu chịu lực chính xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư. Các nhà chung cư bị hư hỏng nặng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ.

Nhà chung cư bị hư hỏng một trong các cấu kiện kết cấu chính của công trình, gồm móng, cột, tường, dầm, xà không đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường…

Thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh bậc THCS và THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT). Thông tư thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh bậc THCS và THPT.

Thông tư 22 quy định 2 hình thức đánh giá là bằng nhận xét và bằng điểm số. Trong đó, việc đánh giá bằng nhận xét, ngoài ý kiến chính của giáo viên, còn có sự tham gia phối hợp của học sinh, phụ huynh, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học trò. Cả đánh giá bằng nhận xét và điểm số đều được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ.

Tuy nhiên, khác với các Thông tư quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT trước đây, Thông tư 22 cho phép một số môn chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Cụ thể, các môn: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, kết quả học tập theo môn học chỉ được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, Chưa đạt.

Đối với các môn học còn lại, kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét với đánh giá bằng điểm số. Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10 và phải làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất nếu điểm là số nguyên hoặc số thập phân.

Thay vì xếp loại học lực Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 vì đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt” đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số và 2 mức “Đạt, Chưa đạt” đối với môn chỉ đánh giá bằng nhận xét.

Thông tư 22 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2021 và thực hiện theo lộ trình sau: Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6; Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10; Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11; Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Quy định mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công

Từ ngày 15/9/2021, Nghị định 75/2021/NĐ-CP của Chính phủ về các quy định liên quan đến mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạnh có hiệu lực từ 15/9/2021.

Nghị định này quy định mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được hưởng mức trợ cấp ưu đãi hằng tháng là 4.872.000 đồng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là 1.361.0000 đồng;...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.