Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân không còn gửi tiết kiệm nhiều

PV - 16:19, 31/08/2021

Trong những tháng đầu năm nay, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng không có sự tăng trưởng đáng kể.

Ảnh minh họa - Dân trí.
Ảnh minh họa - Dân trí.

Ngày 29/8, báo cáo kinh tế - xã hội của Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn đạt 3,029 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với cuối năm ngoái; tổng dư nợ tín dụng đạt 2,68 triệu tỉ đồng, tăng 2,68% so với cuối năm ngoái.

Huy động vốn và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng thấp trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn sụt giảm và dòng tiền nhàn rỗi của dân cư chảy vào hệ thống ngân hàng cũng bị tác động.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 6/2021, trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng đạt 5,11 triệu tỉ đồng, tăng 4,78% so với cuối năm ngoái, thì tiền gửi của dân cư đạt 5,29 triệu tỉ đồng, tăng 2,94% so với cuối năm ngoái. Trong những tháng đầu năm nay, tiền gửi của dân cư vào hệ thống ngân hàng không có sự tăng trưởng đáng kể. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng so với cùng kỳ những năm trước.

Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại nhìn nhận không chỉ mặt bằng lãi suất huy động thấp mà ngay cả với ngân hàng, nguồn vốn huy động vào nhưng cho vay không dễ trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Nhiều ngân hàng cũng chịu sức ép phải giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nên không thể duy trì lãi suất huy động ở mức cao, đủ hấp dẫn người gửi tiền.

Ở góc độ khác, dịch COVID-19 kéo dài cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập và dòng tiền nhàn rỗi của người dân. Nhiều người phải dùng tiền tích lũy để chi tiêu, ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng.

Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 8/2021 của Ngân hàng Thế giới mới đây cũng nhận định tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét hơn. Năm 2021, khoảng 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với năm ngoái.

Mới đây, Công ty Chứng khoán SSI nhận định mặt bằng lãi suất cho vay có thể giảm nhẹ trong ngắn hạn khi các ngân hàng đồng loạt công bố giảm lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước cũng xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại vào năm 2022 đối với những tổ chức tín dụng không giảm lãi vay thực chất. Do đó, mặt bằng lãi suất huy động được dự báo sẽ không có nhiều biến động.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.