Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lai Châu: Phát huy sức mạnh truyền thông trên mặt trận đối ngoại

Khánh Thư - 18:55, 04/11/2023

Truyền thông đối ngoại là kênh thông tin hiệu quả trong tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Xác định được ý nghĩa đó, những năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức truyền thông đối ngoại theo hướng phong phú, toàn diện nhằm tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Cửa khẩu Ma Lù Thàng là cửa khẩu quốc tế đáp ứng điều kiện, yêu cầu thiết lập cụm thông tin đối ngoại trong giai đoạn 2021 – 2025. (Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang kiểm tra tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng ngày 23/2/2023 – Nguồn ảnh: laichau.gov.vn)
Cửa khẩu Ma Lù Thàng là cửa khẩu quốc tế đáp ứng điều kiện, yêu cầu thiết lập cụm thông tin đối ngoại trong giai đoạn 2021 – 2025. (Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang kiểm tra tại Cửa khẩu Ma Lù Thàng ngày 23/2/2023 – Nguồn ảnh: laichau.gov.vn)

Đa dạng hình thức tuyên truyền

Xác định được tầm quan trọng của công tác đối ngoại, những năm qua, Tỉnh ủy Lai Châu đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh các hoạt động thông tin đối ngoại; tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đối ngoại, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Cùng với việc chú trọng triển khai các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân, tỉnh Lai Châu đã khai thác hiệu quả sức mạnh của truyền thông nhằm thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. 

Việc đổi mới nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền được chú trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm báo chí, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành của tỉnh. Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Lai Châu tại buổi làm việc với Đoàn công tác Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) ngày 20/4/2023, thời gian qua, trên cơ sở định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ TT&TT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), hằng năm, Sở TT&TT và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã triển khai ban hành kế hoạch tuyên truyền về công tác thông tin đối ngoại, biên giới trên đất liền, biển, đảo và phân giới cắm mốc…

Lai Châu khai thác hiệu quả sức mạnh của truyền thông nhằm thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. (Trong ảnh: Hội viên chuyên ngành nhiếp ảnh tác nghiệp – Nguồn ảnh: laichau.dcs.vn)
Lai Châu khai thác hiệu quả sức mạnh của truyền thông nhằm thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của tỉnh. (Trong ảnh: Hội viên chuyên ngành nhiếp ảnh tác nghiệp – Nguồn ảnh: laichau.dcs.vn)

Các cơ quan báo chí của tỉnh đã duy trì các chuyên mục liên quan đến công tác thông tin đối ngoại; nội dung tuyên tuyền về thành tựu đổi mới của đất nước và những tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Chỉ tính trong năm 2022, các cơ quan báo chí và mạng xã hội đã đăng tải trên 10.000 tin, bài tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người Lai Châu, những giá trị văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Trong đó, Báo Lai Châu đăng tải 450 tin, bài, ảnh, phóng sự, video clip tuyên truyền. Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh sản xuất, phát sóng hơn 500 tin, bài, phóng sự. Cổng Thông tin đối ngoại tỉnh đăng tải, phát sóng 831 tin, bài, ảnh. Trang thông tin điện tử tổng hợp của Sở Ngoại vụ đăng tải 236 tin, bài; duy trì thường xuyên các chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh biên giới”, “Chính sách pháp luật”, “Thông tin chính sách và đối thoại chính sách”, “An ninh Lai Châu”, “Sắc màu văn hóa các dân tộc”... 

Lai Châu đang đẩy mạnh triển khai Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng Công nghệ thông tin. (Trong ảnh: Hướng dẫn sử dụng phần mềm hệ thống truyền thanh thông minh ở huyện Tân Uyên – Nguồn ảnh: tanuyen.laichau.gov.vn)
Lai Châu đang đẩy mạnh triển khai Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng Công nghệ thông tin. (Trong ảnh: Hướng dẫn sử dụng phần mềm hệ thống truyền thanh thông minh ở huyện Tân Uyên – Nguồn ảnh: tanuyen.laichau.gov.vn)

Tăng cường đối ngoại biên phòng

Là tỉnh có đường biên giới dài 265,165 km tiếp giáp với 3 huyện: Giang Thành, Lục Xuân, Kim Bình của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và có quan hệ hữu nghị, hợp tác với 3 tỉnh Phongsaly, Oudomxay, Luang Prabang của Lào nên công tác đối ngoại biên phòng là  một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh Lai Châu. Lực lượng BĐBP Lai Châu và các cơ quan chức năng của tỉnh, đã khai thác sức mạnh truyền thông trong công tác đối ngoại biên phòng, góp phần quan trọng vào việc quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Cục Thông tin đối ngoại ngày 20/4/2023, Thượng tá Phạm Ngọc Khoái - Trợ lý phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị BĐBP tỉnh Lai Châu đã có những chia sẻ kinh nghiệm truyền thông biên giới. Theo đó, thời gian qua, cùng với hoạt động tuần tra song phương với lực lượng BĐBP- Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc; tuần tra liên hợp với lực lượng Chi đội quản lý Biên giới Hồng Hà (Trung Quốc) phía đối diện; duy trì, phát triển mô hình kết nghĩa Đồn - Trạm với lực lượng bảo vệ biên giới đối diện, mô hình kết nghĩa Cụm dân cư hai bên biên giới… thì BĐBP tỉnh Lai Châu đã phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin, bài, ảnh, phóng sự; xây dựng 24 chuyên mục “Vì chủ quyền an ninh biên giới”…

Việc triển khai tuyên truyền trên cụm loa truyền thanh vào các chợ phiên mang lại hiệu quả cao. (Trong ảnh: Chợ phiên San Thàng – Nguồn ảnh: svhttdl.laichau.gov.vn)
Việc triển khai tuyên truyền trên cụm loa truyền thanh vào các chợ phiên mang lại hiệu quả cao. (Trong ảnh: Chợ phiên San Thàng – Nguồn ảnh: svhttdl.laichau.gov.vn)

Một trong những mô hình truyền thông đối ngoại hiệu quả đã và đang được BĐBP tỉnh Lai Châu và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai, là phát huy hệ thống cụm loa truyền thanh xã biên giới. Trong năm 2022, tỉnh đã triển khai tuyên truyền được 350 buổi trên cụm loa truyền thanh vào các phiên chợ bằng 2 thứ tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc trên địa bàn), qua đó góp phần tuyên truyền kịp thời về những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh, thu hút sự quan tâm và gây ấn tượng tốt đẹp với bạn bè trong nước và quốc tế về Lai Châu.

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Cục Thông tin đối ngoại ngày 20/4/2023, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Lai Châu Nguyễn Minh Hiệu cho biết, hiện tỉnh Lai Châu có Cửa khẩu Ma Lù Thàng là cửa khẩu quốc tế đáp ứng điều kiện, yêu cầu thiết lập cụm thông tin đối ngoại trong giai đoạn 2021 - 2025, nhằm tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

Việc triển khai lắp đặt cụm thông tin đối ngoại ở Cửa khẩu Ma Lù Thàng vừa đáp ứng yêu cầu công tác đối ngoại biên phòng, vừa góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 10 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận