Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại

Trương Vui - 21:22, 24/08/2023

Sáng 24/8, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 8/2023.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, Đại tá Trần Nguyên Quân - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết, Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT) là một trong chín điều ước cốt lõi của Liên hợp quốc về quyền con người, được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm, có liên quan trực tiếp, toàn diện đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều Bộ, ngành của Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công an.

Nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của Công ước CAT, Việt Nam đã không ngừng cố gắng, nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước tại Việt Nam và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được các quốc gia, các tổ chức quốc tế đánh giá cao, đặc biệt là trên bốn khía cạnh: (i) tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn; (ii) hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; (iii) nội luật hóa và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của Công ước; và (iv) xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ nhất và định kỳ về thực hiện Công ước chống tra tấn.

Cho đến nay, chúng ta đã cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và xây dựng hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân; hoàn thành thu thập, bổ sung thông tin dân cư trên cả nước, tiến hành làm sạch dữ liệu, đồng bộ vào hệ thống và cấp mã số định danh cho công dân trong toàn quốc; hoàn thành việc cấp hơn 82 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip; đưa vào vận hành chính thức hệ thống Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân từ ngày 01/7/2021...

Đồng thời, Việt Nam đã triển khai thực hiện Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: www.dichvucong.gov.vn để thực hiện các thủ tục hành chính, thanh toán trực tuyến, phản ánh kiến nghị, đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương…

Trong lĩnh vực pháp luật, Việt Nam đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật tại địa chỉ: www.vbpl.vn. Tất cả các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đều phải sử dụng Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan là kênh cung cấp thông tin thống nhất và tập trung trên môi trường mạng. Các cơ quan nhà nước phải công khai thông tin cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật tiếp cận thông tin, Luật công nghệ thông tin.

Cùng với đó là triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong cơ sở giam giữ phạm nhân, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc BCA; thực hiện dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng CAND; thực hiện dân chủ trong hoạt động điều tra của lực lượng CAND; thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng của CAND.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã quy định cụ thể những thông tin được công khai để Nhân dân biết; hình thức công khai; những việc Nhân dân tham gia ý kiến, hình thức tham gia ý kiến; và hình thức giám sát; góp phần ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền của người dân, trong đó có quyền không bị tra tấn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Cùng với đó, tăng cường đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, chuyên môn của cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trực tiếp thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.

Với cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc nói chung và Công ước chống tra tấn nói riêng, vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, việc tham gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Công ước chống tra tấn sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước liên quan đến bảo vệ quyền con người.

Đồng thời nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; khẳng định nỗ lực, quyết tâm và chính sách nhất quán, nhân văn của Nhà nước Việt Nam trong công tác bảo đảm quyền con người, quyền công dân, qua đó, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế. 

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.