Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại

Hồng Phúc - 14:48, 28/09/2022

Sáng 28/9, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 9/2022.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính Phủ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an cho biết, Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (HĐNQ LHQ) từ khi cơ quan này được thành lập. Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014 - 2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Việt Nam đã tham gia tích cực các hoạt động của HĐNQ, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, như tham gia Nhóm Nòng cốt tại HĐNQ về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em...). Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của HĐNQ trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hóa đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế.

Chúng ta cũng có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của HĐNQ trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như về quyền sức khỏe sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xóa bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục...

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Vũ Minh - Trợ lý Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) cho biết, việc Việt Nam tiếp tục ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2023 - 2025 sẽ góp phần triển khai Chỉ thị 25/CT-TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030”.

Đây là sự tiếp nối của chính sách đối ngoại của Đảng, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, là nỗ lực đóng góp tiếp theo sự thành công của nhiệm kỳ Hội đồng bảo an LHQ 2020 - 2021 vừa qua (đây cũng là một trong những thông điệp cần truyền thông như đã nêu tại Đề án tuyến truyền được Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao gửi đến các cơ quan báo chí theo công văn số 98 ngày 23/5/2022).

Chúng ta sẽ khẳng định nỗ lực, cam kết và thành tựu cũng như khả năng đóng góp của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá ta; đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các nước để tăng cường công tác tuyên truyền về thành tựu, thực tế tình hình bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.