Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam cam kết thúc đẩy bình đẳng giới

Nguyệt Anh - 10:49, 29/06/2022

Trong khuôn khổ Khóa họp thường kỳ lần thứ 50, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên Thảo luận thường niên về Quyền phụ nữ tại Geneva, Thụy Sĩ.

 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên Thảo luận thường niên về Quyền phụ nữ tại Geneva, Thụy Sĩ.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên Thảo luận thường niên về Quyền phụ nữ tại Geneva, Thụy Sĩ.

Tại Phiên thảo luận, các đại biểu nhấn mạnh cần xây dựng các chính sách toàn diện, hiệu quả nhằm bảo đảm bình đẳng giới và quyền lợi của phụ nữ, những người phải đảm nhận khối lượng công việc nội trợ rất lớn chăm sóc gia đình, nhất là con nhỏ, người cao tuổi. Tuy đây là công việc rất quan trọng, song phần lớn không được trả công hoặc trả công chưa xứng đáng, ảnh hưởng đáng kể đến khả năng phụ nữ có thể tham gia đầy đủ vào các hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.

 Đại dịch Covid-19 đã làm sự bất bình đẳng này sâu sắc hơn, đòi hỏi các nước quan tâm xử lý thỏa đáng trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Các nước cũng nhấn mạnh cần tăng cường các giải pháp an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể tạm thời rời khỏi thị trường lao động để chăm sóc gia đình, từ đó giảm gánh nặng cho phụ nữ.

Phát biểu tại cuộc họp, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa 50 Hội đồng Nhân quyền LHQ đã đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong công việc chăm sóc gia đình.

Trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh, cần quan tâm bảo đảm quyền và cơ hội phát triển của họ thông qua các chính sách hỗ trợ đặc thù, hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này, trong đó có việc là một trong những nước quy định thời gian nghỉ thai sản dài nhất trên thế giới. Trợ lý Bộ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định, với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên các cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, và sẵn sàng hợp tác các nước trong nỗ lực chung này.

Tổng Giám đốc Tatiana Valovaya đánh giá cao cam kết của Việt Nam trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế; chia sẻ ấn tượng về sự tham gia với nhiều dấu ấn của lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các tổ chức quốc tế trong hệ thống Liên hợp quốc. Bà Valovaya nhấn mạnh, UNOG sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường các hoạt động quảng bá về đất nước, con người và tiềm năng hợp tác của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế ở Geneva; khẳng định sự tham gia chủ động của Việt Nam sẽ góp phần tăng cường đa dạng văn hóa trong hoạt động của các tổ chức quốc tế tại Geneva.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.