Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lai Châu - Hội nhập và Phát triển

Hoài Dương - 15:18, 15/10/2019

Là một thành phố trẻ, cùng với sự thay đổi tích cực của kinh tế - xã hội, Lai Châu đang dần trở thành một địa danh hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện giữa nếp sống văn minh, hiện đại với những phong tục, tập quán đa dạng của đồng bào các dân tộc vùng cao.

TP. Lai Châu hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại.
TP. Lai Châu hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại.

15 năm sau thời gian chia tách và thành lập tỉnh, từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu dựa và nông nghiệp, kết cấu hạ tầng yếu kém, tổ chức bộ máy và cán bộ các cấp vừa thiếu vừa yếu, đời sống đại bộ phận Nhân dân nhiều khó khăn… đã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, kém phát triển.

Bà Giàng Páo Mỷ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, cho biết: So với năm 2004, thu ngân sách địa phương đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng 62 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004 - 2018 đạt 11,75%/năm. GRDP bình quân đầu người đến nay đạt khoảng 34 triệu đồng, tăng gấp 13 lần so với năm 2004. 

Tỉnh đã xây dựng và hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao, như: chè 6.200ha; cao su 13.000ha; quế 5.500ha; mắc ca 1.700ha. Thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 14% năm 2004 lên 49,3%. 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 29/96 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% các xã có điện lưới quốc gia với trên 90% số hộ được sử dụng điện lưới…

Anh Phan Quang Lộc, sinh năm 1989, đến từ Hà Nội, cho biết đây là lần thứ 3 anh đến với Lai Châu. Điều thu hút anh ở nơi này chính là sự thân thiện, niềm nở của đồng bào, cùng khí hậu thiên nhiên mát mẻ, trong lành. 

Một góc của TP. Lai Châu
Một góc của TP. Lai Châu

“Được ví như Sa Pa thứ hai của Tây Bắc, cao nguyên Sìn Hồ để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng. Thời tiết trong ngày ở đây mang đặc điểm của 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 180C. Ngoài việc thả hồn giữa trập trùng núi đá, giữa mây mù cùng những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, những bản làng nằm thấp thoáng... mỗi lần đến đây, tôi đều dành thời gian để khám phá những phong tục tập quán độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào, cùng những món ăn mang đậm hương vị của núi rừng”, anh Lộc chia sẻ. 

Cũng như cao nguyên Sìn Hồ, thác Tác Tình cũng là một trong những địa danh thu hút khách du lịch, nhất là giới trẻ, bởi cái tên đầy ý nghĩa, cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. 

Em Lò Thị Cúc, sinh năm 2000, đến từ Lào Cai, chia sẻ: “Ấn tượng khi được nghe kể về câu chuyện tình mãnh liệt, thủy chung của đôi trai tài gái sắc gắn với địa danh, nên sau khi đến đây, em cũng đã giới thiệu với bạn bè cũng như du khách nước ngoài về ngọn thác của tình yêu”. 

Cùng với 2 địa danh trên, trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn có 12 địa danh khác thu hút khách du lịch thăm quan, như: Khu du lịch Phiêng Tiên, cao nguyên Dào San, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, cao nguyên Sìn Hồ; đỉnh Pu Ta Lèng, quần Thể hang động Pu Sam Cáp, động Tiên Sơn, các bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, Vàng Pheo, Sin Suối Hồ, Bản Hon, thác Tác Tình...

Với những lợi thế về phong cảnh thiên nhiên đa dạng, môi trường sinh thái trong lành với những phong tục tập quán đa dạng phong phú, Lai Châu đã và đang là điểm đến hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà cả bạn bè quốc tế. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.