Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lai Châu di dời khẩn cấp 27 hộ dân sống bên suối do lũ quét

PV - 14:52, 25/06/2019

Từ chiều 23 đến sáng 24/6, trên địa bàn huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) xảy ra mưa lớn trên diện rộng , gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, làm thiệt hại về người, tài sản. Chính quyền huyện Mường Tè đã khẩn trương di dời 27 hộ dân sống gần suối trên địa bàn 2 xã Bum Nưa và Pa Vệ Sủ.

Các ngôi nhà của bản Nà Hừ, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè (Lai Châu) chìm trong lũ. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN Các ngôi nhà của bản Nà Hừ, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè (Lai Châu) chìm trong lũ. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Đến tối 24/6, 4 người bị lũ cuốn mất tích đã xác định được danh tính gồm: Nguyễn Văn Thuyên (sinh năm 1981, dân tộc Kinh, quê quán xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội); Bùi Văn Tâm (sinh năm 1973, dân tộc Kinh, quê quán xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên); Lường Văn Kiên (sinh năm 1986, dân tộc Thái, quê quán xã Quài Tở, huyện Tuấn Giáo, tỉnh Điện Biên). Ba nạn nhân trên là công nhân của Công ty cổ phần đầu tư xây lắp Trường Thành, đang thi công đường giao thông trên địa bàn xã Pa Vệ Sủ thuộc huyện Mường Tè. Nạn nhân thứ tư là cháu Chìn Mé Út, 2 tuổi, trú tại bản Pa Cheo, xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu; hiện đã tìm kiếm được một nạn nhân nhưng vẫn chưa xác định được danh tính do thi thể bị biến dạng.
Gia đình anh Lù Văn Hưng ở bản Nà Hừ 2, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè bị đất sạt phải dựng lán để ở tạm. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN Gia đình anh Lù Văn Hưng ở bản Nà Hừ 2, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè bị đất sạt phải dựng lán để ở tạm. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Tại bản Nà Hừ, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, lũ về đột ngột đã cuốn trôi 7 ngôi nhà của người dân vào 6 giờ ngày 24/6. Do được cảnh báo trước nên các hộ sống ven suối Nậm Bum đã bỏ lại nhà lên ở nhờ các hộ trên cao của bản, không thiệt hại về người; tài sản, vật nuôi và hoa màu đã bị nước lũ cuốn trôi.

Chủ tịch UBND huyện Mường Tè Mai Văn Thạch cho biết, để bảo đảm về tính mạng và tài sản cho người dân, huyện đã di dời khẩn cấp 27 hộ dân trên địa bàn đến ở nhờ tại các hộ dân sinh sống trên cao của bản. Chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng giúp đỡ người dân di chuyển, tạm thời ổn định cuộc sống.

Các hộ dân sống bên suối phải thu gom vật dụng để di dời. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN Các hộ dân sống bên suối phải thu gom vật dụng để di dời. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Anh Lùng Văn Niêm ở bản Nà Hừ 2 vừa bị lũ cuốn trôi nhà nên phải ở nhờ nhà người thân trong bản. Anh Niêm cho biết, nhiều năm nay gia đình anh ở bên bờ suối, mỗi khi mưa to đều phải đi ở nhờ. Gia đình anh cũng muốn chuyển đến nơi an toàn nhưng chính quyền chưa bố trí được đất ở nên dù nguy hiểm vẫn phải ở lại bên suối. Hiện nay nhà và tài sản của gia đình anh đã bị lũ cuốn trôi hết.

Anh Lù Văn Hưng ở bản Nà Hừ 2, xã Bum Nưa, huyện Mường Tè đang loay hoay chôn cột tre, quây bạt thành lán để gia đình có nơi ngủ qua đêm. Anh Hưng cho biết, khi lũ về, nước suối Nậm Bum chảy xiết, làm xói mòn đất ăn sâu gần vào nhà, nên vợ chồng anh lo lắng tự di dời để bảo đảm tính mạng. “Không có chỗ ở, tôi phải chọn khoảnh đất bằng dựng lán tạm, đưa vợ và hai con nhỏ lên ở. Tôi mong các cấp chính quyền nhanh chóng hỗ trợ để gia đình tôi ổn định đời sống”, anh Lù Văn Hưng cho hay

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải (người mặc áo đen) chỉ đạo khắc phục mưa lũ tại huyện Mường Tè. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải (người mặc áo đen) chỉ đạo khắc phục mưa lũ tại huyện Mường Tè. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết: "Đợt lũ ống, lũ quét đã làm 4 người mất tích, gây thiệt hại ước tính khoảng 30 tỷ đồng. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, tôi đã trực tiếp xuống cơ sở, chỉ đạo UBND các huyện triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, nắm bắt tình hình thiên tai qua các phương tiện thông tin đại chúng khi có diễn biến thời tiết bất thường xảy ra để có biện pháp ứng phó kịp thời; huy động mọi lực lượng tổ chức tìm kiếm người mất tích, giúp đỡ và hỗ trợ các hộ dân bị lũ cuốn trôi nhà, di dời gia đình trong diện nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn".

( dantocmiennui.vn )

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.