Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ vọng từ Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhật Minh - 12:52, 22/12/2023

Những năm qua, ngành lúa gạo đang ngày càng khẳng định vị thế là trụ cột của nền nông nghiệp nước ta, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giữ vai trò chủ lực trong sản xuất. Và mới đây, việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được kỳ vọng sẽ nâng tầm giá trị của lúa gạo theo hướng bền vững.


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Việc thực hiện Đề án sẽ gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan: Việc thực hiện Đề án sẽ gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo

Đồng bằng sông Cửu Long luôn là một trong các vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng lúa sản xuất tại vùng những năm gần đây luôn ổn định ở mức 24 -25 triệu tấn, chiếm trên 50% sản lượng lúa sản xuất và trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Để nâng tầm giá trị cũng như hướng tới phát triển bền vững ngành lúa gạo, ngày 27/11/2023, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Đề án được triển khai tại 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 1 triệu ha đến năm 2030, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2024 - năm 2025 củng cố 180.000 ha của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT. Còn giai đoạn 2 từ năm 2026 đến năm 2030 mở rộng ra trên 820.000 ha.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức Lễ phát động triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là “lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”. Trong đó sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm. Mục tiêu của Đề án là hình thành được 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị.

Theo đó, việc thực hiện Đề án sẽ gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Việc Đề án được triển khai đem lại những tín hiệu tích cực và kỳ vọng lớn cho bà con nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc Đề án được triển khai đem lại những tín hiệu tích cực và kỳ vọng lớn cho bà con nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong quá trình triển khai Đề án cũng sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: chi trả tín chỉ carbon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo,...

“Từ thí điểm thành công tại Đồng bằng Sông Cửu Long, mô hình này sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa "Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao" trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Từ những chính sách mới và đột phát đó, Đề án hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tạo ra sinh kế và định hướng phát triển bền vững cho người nông dân trồng lúa - là chủ thể, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết.

Sau khi phát động triển khai Đề án, các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã khẩn trương nhập cuộc. Là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước, mỗi năm sản lượng lúa của tỉnh Kiên Giang đạt tới 4,3 triệu tấn, theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tỉnh thực hiện đưa 60.000 ha vào sản xuất ngay từ năm 2024.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang đã rà soát quy hoạch hết sức cụ thể các vùng, định hướng các hợp tác xã, các khu vực, doanh nghiệp sẽ cùng đồng hành với Kiên Giang tham gia triển khai theo đúng mục tiêu, đề án đã đề ra…

Việc Đề án được triển khai cũng đã đem lại những tín hiệu tích cực và kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp, bà con nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. ông Trịnh Công Minh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết, nếu làm được Đề án này thì lúa gạo của người nông dân mới có giá trị. Mình bán trước mắt thì tất nhiên doanh nghiệp sẽ mua hỗ trợ cho người nông dân với giá cao lên…

Có thể thấy, ngành lúa gạo nước ta từ việc xuất khẩu chú trọng sản lượng, nay lúa gạo Việt Nam đã có giá cao nhất thế giới, chất lượng cũng ngày càng chinh phục được các thị trường khó tính. Và với việc triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030", ngành lúa gạo Việt Nam sẽ thiết lập được chỗ đứng, vị thế mới trên thị trường thế giới theo hướng ngày càng bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.