Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Nhân rộng mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Ngọc Chí - 09:59, 09/07/2024

Những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Kon Tum có chiều hướng giảm. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ vào việc triển khai hiệu quả các mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.

Với hình thức sân khấu hóa, hoạt động tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Với hình thức sân khấu hóa, hoạt động tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Triển khai thực hiện “Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Kon Tum đã lựa chọn hai xã đặc biệt khó khăn của huyện Kon Plông, là Đăk Nên và Ngọc Tem, nơi có đông đồng bào Xơ Đăng sinh sống để xây dựng mô hình điểm về giảm thiểu TH&HNCHT, từ đó nhân rộng ra toàn tỉnh.

Theo đó, 22 tổ tư vấn tuyên truyền được thành lập tại 22 thôn của 2 xã, với nòng cốt là Bí thư Chi bộ, Người có uy tín, thôn trưởng và cán bộ đoàn thể. Các thành viên tổ tư vấn đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền, phòng chống tảo hôn, giúp người dân ở hai xã Ngọc Tem và Đăk Nên cơ bản hiểu được tảo hôn là vi phạm pháp luật cũng như tác hại của TH&HNCHT đến sự phát triển của của xã hội và giảm dần tình trạng tảo hôn.

Với thành công từ 2 mô hình điểm và trên cơ sở nội dụng của Đề án, các cấp, ngành của huyện Kon Plông đã nhân rộng ra toàn huyện. Với sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành vào cuộc quyết liệt, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ nên tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt. Năm 2016, toàn huyện có 39 cặp tảo hôn thì đến năm 2023 chỉ có 8 cặp tảo hôn.

Cán bộ xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Cán bộ xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Chị Y Brit ở thôn Vi Xây, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông chia sẻ: Cán bộ cũng tuyên truyền nhiều cho người dân, lấy vợ, lấy chồng sớm chưa đủ tuổi, thì ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế. HNCHT ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, con sinh ra không được khỏe mạnh. Hiện nay, trong thôn không còn xảy ra tình trạng đó nữa. Người dân cũng biết được tác hại của TH&HNCHT.

Ông A Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, cho biết: Tảo hôn hiện nay trên địa bàn xã giảm hơn so với các năm trước, nhờ công tác tuyên truyền nên cơ bản người dân cũng nắm được về tác hại của việc tảo hôn. Đặc biệt là, đối với các em học sinh ở tại các trường, điểm trường, xã chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, công chức tư pháp, trạm y tế xã xuống các thôn tuyên truyền, đối tượng là các em học sinh và lực lượng thanh niên.

Việc triển khai 10 Mô hình điểm “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT” trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phát huy hiệu quả và tỉnh Kon Tum đã tổ chức nhân rộng ra toàn tỉnh. UBND xã các xã, thị trấn đã đưa nội dung giảm thiểu tình trạng tình trạng TH&HNCHT vào quy ước, hương ước thôn, làng.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động bằng nhiều hình thức phù hợp đến các em trong độ tuổi từ 12 đến 16 tuổi, học sinh các trường THCS, THPT, PTDT nội trú, cha mẹ các em thuộc độ tuổi vị thành niên; cung cấp thông tin thông qua tài liệu, sản phẩm truyền thông, với hình thức đa dạng, phong phú về nội dung như băng rôn, panô, áp phích, tờ gấp bằng tiếng Việt - Xơ Đăng; tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án.

Từ khi triển khai mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy giảm rõ rệt
Từ khi triển khai mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tình trạng tảo hôn trên địa bàn xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy giảm rõ rệt

Ông A Gin - Già làng, Người có uy tín thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy cho biết: Xã có hơn 90% dân số là người Xơ Đăng. Với đặc thù là nhiều bà con ở cùng thôn, làng là người trong dòng họ, lại thiếu hiểu biết về tác hại của việc TH&HNCHT, nên trước đây tình trạng kết hôn sớm và kết hôn cùng huyết thống vẫn xảy ra tại địa phương. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền, các đoàn thể nên giờ đây tình trạng này giảm hẳn.

Cùng với việc nhân rộng các mô hình “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT”, hiện nay tỉnh Kon Tum đang triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).

Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp thực hiện các nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9 đến toàn thể cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở và người dân trên địa bàn tỉnh, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện thông tin, tuyên truyền liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Cán bộ Trạm Y tế xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết: Nhờ triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 9 và công tác tuyên truyền, sinh hoạt thường xuyên của các thành viên trong Câu lạc bộ của mô hình “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT vùng đồng bào DTTS” trên địa bàn tỉnh, tình trạng TH&HNCHT đã giảm rõ rệt. Tính đến cuối năm 2023 tỷ lệ các cặp tảo hôn so với tổng số cặp kết hôn chiếm 3,2% giảm 10,07% so với năm 2021; giảm số cặp kết hôn cận huyết thống từ 5 cặp năm 2021 đến nay không có trường hợp nào. Người dân ngày càng được tích cực hưởng ứng nhiệt tình các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Để từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng TH&HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS, tỉnh Kon Tum xác định, tập trung thực hiện hiệu quả các chỉ thị, đề án, các cuộc vận động như: Chỉ thị số 14, ngày 02/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Đề án giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT  vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025; Cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững; cuộc vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu… 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.