Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kon Tum: Mở 3 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng

Ngọc Chí - 11:05, 27/06/2024

Triển khai thực hiện Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, trong tháng 6 và 7/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức 3 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền hướng dẫn các học viên kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng
Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền hướng dẫn các học viên kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng

Mỗi lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng trong cộng đồng các DTTS có sự tham gia của hơn 20 học viên, được tổ chức trong 10 ngày. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum mời Nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân gian - Nghệ nhân Ưu tú Phạm Chí Khánh - Nhà hát Tuồng Trung ương và Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia làm giảng viên truyền dạy cho các học viên là Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân dân gian, người thực hành di sản văn hóa cồng chiêng của các dân tộc: Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, Brâu và Rơ Măm trên địa bàn tỉnh.

Các học viên thực hành kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng
Các học viên thực hành kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng

Tỉnh Kon Tum hiện còn lưu giữ hơn 2.500 bộ cồng chiêng; hơn 500 làng người DTTS có cồng chiêng, có đội cồng chiêng và múa xoang. Các lớp tập huấn, truyền dạy kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng được tổ chức nhằm thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS tại địa phương; nâng cao kỹ năng chỉnh âm cồng chiêng cho chủ thể văn hóa, góp phần gìn giữ có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại. Qua đó, từng bước khôi phục không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận