Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Hội thi cồng chiêng, xoang thanh thiếu niên trường học

Ngọc Chí - 22:31, 26/04/2024

Trong 2 ngày 25 - 26/4, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Hội thi Cồng chiêng - Xoang thanh thiếu niên trường học lần thứ 2 năm 2024.

Các em học sinh trình diễn tiết mục cồng chiêng, múa xoang truyền thống của đồng bào Xơ Đăng
Các em học sinh trình diễn tiết mục cồng chiêng, múa xoang truyền thống của đồng bào Xơ Đăng

Hội thi có sự tham gia của 11 đội đến từ 11 trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Thành phần đội thi gồm phần đông là học sinh và giáo viên, phụ huynh, nghệ nhân giữ vai trò hỗ trợ. Mỗi đội thi có thời lượng từ 10 -15 phút để trình diễn cồng chiêng, múa xoang. Các đội thi sẽ tập trung tái hiện một đoạn nghi lễ, lễ hội tiêu biểu, mang đậm bản sắc, hơi thở cuộc sống của đồng bào Xơ Đăng.

Các em học sinh được kỳ vọng là thế hệ giữ hồn cồng chiêng của đồng bào Xơ Đăng trong tương lai
Các em học sinh được kỳ vọng là thế hệ giữ hồn cồng chiêng của đồng bào Xơ Đăng trong tương lai

Theo đánh giá của Ban giám khảo, các trường đã có sự đầu tư lớn khi dày công xây dựng kịch bản cồng chiêng phản ánh đời sống, văn hóa của đồng bào Xơ Đăng. Đặc biệt, hội thi đã xuất hiện nhiều nhân tố trẻ tiềm năng, lần đầu tham gia biểu diễn cồng chiêng.

Thông qua cuộc thi này, huyện kỳ vọng sẽ tìm kiếm thêm nhiều tài năng khác để bồi dưỡng, giúp các em trở thành người kế tục lớp cha ông để bảo tồn văn hóa Xơ Đăng. Khi những người trẻ được chọn lọc để đào tạo, ngoài việc góp phần bảo tồn văn hóa Xơ Đăng, còn giúp các em có thêm nguồn thu từ việc phục vụ du lịch sau này.

Các trường đã có sự đầu tư để các em học sinh tham gia Liên hoan Cồng chiêng - Xoang thanh thiếu niên trường học
Các trường đã có sự đầu tư để các em học sinh tham gia Liên hoan Cồng chiêng - Xoang thanh thiếu niên trường học

Huyện Tu Mơ Rông có 95% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Đây là kho tàng văn hóa độc đáo, quý giá. Tuy nhiên, văn hóa đồng bào Xơ Đăng đang dần bị mai một. Số lượng người biết đánh chiêng đã già, còn lớp trẻ chưa mặn mà. Trong việc bảo tồn văn hóa Xơ Đăng, địa phương xác định người trẻ giữ vai trò then chốt. Qua liên hoan sẽ góp phần giúp các em học sinh thêm hiểu biết, giữ gìn và tiếp tục phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc.

Ban Tổ chức sẽ chấm điểm, trao 13 giải chính thức. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ trao các giải phụ, bao gồm giải thưởng cho đội chào hỏi ấn tượng, đội có trang phục đẹp nhất, đội múa xoang đẹp nhất, đội đánh cồng chiêng hay nhất, đội tái hiện nghi lễ ấn tượng nhất.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.