Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Gia Lai: 270 nghệ nhân người Ba Na tham gia Liên hoan cồng chiêng tại Yang Bắc

Ngọc Thu - 10:13, 01/06/2024

Ngày 31/5, UBND xã Yang Bắc (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ V năm 2024. Tham dự, có 270 nghệ nhân là đồng bào DTTS Ba Na đến từ 6 làng trên địa bàn xã.

Liên hoan cồng chiêng thu hút 270 nghệ nhân Ba Na tham gia trình diễn
Liên hoan cồng chiêng thu hút 270 nghệ nhân Ba Na tham gia trình diễn

Điểm đặc biệt của liên hoan năm nay là được chuẩn bị chu đáo, phong phú về nội dung, hình thức trình diễn, gồm: Trình diễn cồng chiêng; biểu diễn nhạc cụ truyền thống và hát dân ca.

Các nghệ nhân Ba Na trình diễn nhạc cụ truyền thống
Các nghệ nhân Ba Na trình diễn nhạc cụ truyền thống

Tại Liên hoan, các đoàn đã chú trọng khai thác và tận dụng các làn điệu dân ca của dân tộc mình, các lễ hội truyền thống, trình diễn các loại nhạc cụ đậm đà bản sắc của người Ba Na. Đội hình di chuyển đẹp, hài hòa kết hợp với đội xoang. Các nghệ nhân mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình…

Ban tổ chức tặng cờ cho các đội đạt giải cao tại liên hoan cồng chiêng
Ban Tổ chức tặng Cờ cho các đội đạt giải cao tại Liên hoan

Bên cạnh đó, các nghệ nhân Ba Na đến từ các làng trên địa bàn tham gia liên hoan cồng chiêng có cơ hội giao lưu, học hỏi, thi đua trên tinh thần củng cố đoàn kết, gắn bó lâu đời giữa các dân tộc.

Liên hoan cồng chiêng được xã Yang Bắc duy trì tổ chức 2 năm 1 lần, bắt đầu từ năm 2015 đến nay, qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Đây cũng là hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đak Pơ (24/6/1954 - 24/6/2024).

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.