Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kon Tum: Liên hoan đàn và hát dân ca các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ I, năm 2023

Ngọc Chí - 13:59, 28/07/2023

Sáng 28/7, UBND huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) tổ chức khai mạc Liên hoan đàn và hát dân ca các dân tộc lần thứ I, năm 2023.

Ban tổ chức tặng hoa và cơ lưu niệm cho các Đoàn nghệ nhân tham gia Liên hoan
Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các Đoàn nghệ nhân tham gia Liên hoan

Tham gia Liên hoan đàn và hát dân ca các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ nhất năm 2023 có hơn 100 nghệ nhân đến từ 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các nghệ nhân sẽ thể hiện và trình diễn những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc qua các làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ, trình diễn trang phục dân tộc truyền thống của dân tộc mình.

Bà Y Lan - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Huyện hiện có 17 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Gié Triêng. Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và các Chương trình, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về phát triển văn hóa trên địa bàn huyện, UBND huyện Ngọc Hồi luôn quan tâm, chỉ đạo các cấp, ngành và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc gắn với phát triển kinh tế, xã hội, xem đó là nhiệm vụ thiết thực trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đoàn nghệ nhân xã Đăk Xú tái hiện lại Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng
Đoàn nghệ nhân xã Đăk Xú tái hiện lại Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng

Liên hoan không chỉ là dịp để giới thiệu, quảng bá những làn điệu dân ca, những nhạc cụ, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn tiêu biểu, độc đáo trong đời sống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện đến với đông đảo công chúng, mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên quần chúng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu văn hóa nghệ thuật, củng cố thêm tình đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh và phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần làm sôi nổi, phong phú và sinh động thêm đời sống văn hóa cộng đồng. 

Trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc
Trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc

Liên hoan cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau trân trọng, biết cách gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của  dân tộc, để các giá trị đó luôn trường tồn với lịch sử văn hóa, con người của vùng đất nơi ngã ba biên giới.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.