Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bắc Giang: Nhiều ý nghĩa từ lớp truyền dạy múa Tắc Xình, hát dân ca Sấng Cọ

Trí Phương - 16:49, 03/04/2023

Từ ngày 2 - 22/4, tại UBND xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) sẽ tổ chức lớp truyền dạy múa Tắc Xình, hát dân ca Sấng Cọ nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Sán Chí. Đây là một trong nhưng nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Múa Tắc Xình độc đáo tại lễ khai giảng
Múa Tắc Xình độc đáo tại lễ khai giảng

Tại lớp truyền dạy múa Tắc Xình, hát dân ca Sấng Cọ, 60 học viên là đồng bào dân tộc Sán Chí trên địa bàn xã Lệ Viễn được các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy 9 động tác Tắc Xình mô phỏng đời sống, sinh hoạt của dân tộc Sán Chí gồm: Khai hoang lập làng, thăm đường và mở đường, phát nương, dọn nương, tra mố, tra hạt, thu hoạch, múa hội, nhẩy chim câu...

Cũng tại lớp, các học viên sẽ được truyền dạy 4 điệu hát Sấng Cọ, chủ yếu hát giao duyên về tình yêu đôi lứa, lên nương làm dãy, vui ngày hội, mừng lúa mới, nhà mới…

Múa Tắc Xình, hát dân ca Sấng Cọ là thể loại diễn xướng đặc sắc được các thế hệ người Sán Chí lưu giữ từ nhiều đời nay bằng hình thức bảo tồn truyền miệng. Việc tổ chức lớp truyền dạy góp phần khôi phục nét đẹp truyền thống này, quảng bá gắn với phát triển du lịch cộng đồng của huyện Sơn Động nói riêng cũng như tỉnh Bắc Giang nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.