Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Ngọc Thu - 17:52, 04/08/2023

Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, cùng nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc, Kon Tum có lợi thế phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa. Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 tiếp tục tạo đà cho Kon Tum thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.

Vẻ đẹp độc đáo của làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
Vẻ đẹp độc đáo của làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng

Bên dòng sông Đăk Bla huyền thoại, làng du lịch cộng đồng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa, Tp Kon tum) vẫn còn lưu giữ nét văn hóa truyền thống của người Ba Na. Đây là điểm du lịch đầu tiên của tỉnh Kon Tum được công nhận là sản phẩm OCOP du lịch hạng 3 sao.

Đặc sản du lịch của làng là những lễ hội văn hóa truyền thống, nghề tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, đi thuyền độc mộc trên sông Đăk Bla hay tham quan kiến trúc làng, nhà rông, nhà nguyện, giao lưu văn hóa cồng chiêng… Đặc biệt, người dân làng Kon K’tu hiền lành, thật thà, thân thiện, mến khách cùng tính cách khoáng đạt… đã để lại ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại làng Kon K’tu.

Anh A Kâm, Tổ trưởng tổ hợp tác du lịch Làng du lịch cộng đồng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa chia sẻ: “Hiện nay, làng Kon K'tu có 146 hộ thì đến hơn 40% bà con tham gia làm du lịch. Điều đáng nói là  không còn tình trạng làm du lịch tự phát, đơn lẻ như trước mà bà con cùng hợp tác để làm du lịch cộng đồng. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng phòng nghỉ, xây dựng các tour du lịch với các hình thức trải nghiệm hấp dẫn như: Diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, đưa khách tham quan trực tiếp trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, chèo thuyền dọc sông Đăk Bla… nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. ”

Ngoài làng du lịch cộng đồng Kon K’tu, còn phải kể đến làng là làng du lịch cộng đồng Kon Pring, Vi Rơ Ngheo của đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở huyện Kon Plông. Ở đây, Hợp tác xã du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo cũng được thành lập với 53 thành viên nhằm cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động, hoạt động và dịch vụ trồng trọt....

Du khách tham quan, trải nghiệm cùng người dân tại làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo
Du khách tham quan, trải nghiệm cùng người dân tại làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo

Ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cho biết, sau hơn 3 năm thực hiện việc xây dựng làng Vi Rơ Ngheo trở thành làng du lịch cộng đồng, đến nay, làng đã hoàn thành các mục tiêu của giai đoạn 1 đề ra. Mục tiêu tiếp theo của huyện là xây dựng làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo trở thành điểm đến hấp dẫn và đạt chuẩn ASIAN. Để đạt được điều đó, chính quyền và bà con nhân dân làng Vi Rơ Ngheo cần giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp; tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; quản lý tốt chất lượng dịch vụ; xây dựng quy chế hoạt động; khôi phục các ngành nghề truyền thống như dệt vải, đan lát, tạc tượng…

Tỉnh Kon Tum hiện có 12 điểm du lịch được công nhận đã mang đến cho du khách những hình thức trải nghiệm đa dạng, phong phú, tạo không gian kết nối giữa các làng du lịch cộng đồng. Tại các làng, du khách được thưởng ngoạn thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhiều màu sắc của đồng bào DTTS địa phương.

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa, nhất là văn hóa truyền thống các DTTS trong phát triển kinh tế - xã hội, là cơ hội để đồng bào thoát nghèo, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum đã tích cực triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án như: Bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum; Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ DTTS rất ít người Brâu và Rơ Măm; tổ chức “Tuần lễ Văn hóa, Du lịch” (định kỳ 2 năm một lần) với các hoạt động như trình diễn âm nhạc cồng chiêng, các nhạc cụ truyền thống, ẩm thực và tổ chức Hội thi cồng chiêng, múa xoang các DTTS. Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về vị trí, vai trò, giá trị của di sản văn hóa truyền thống cho đồng bào DTTS.

Đặc biệt, từ khi triển khai thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã có thêm nguồn trợ lực quan trọng để tỉnh Kon Tum đầu tư phát huy thế mạnh đối với lĩnh vực văn hóa, du lịch. 

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, năm 2022, triển khai thực hiện Dự án 6  đã giải ngân gần 2,3 tỷ đồng để thực hiện chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn nhạc cụ truyền thống của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; Khôi phục bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống như lễ hội truyền thống của dân tộc Rơ Măm; lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng. Bên cạnh đó, xây dựng Câu lạc bộ văn hóa dân gian tại làng  Ba Khen, xã Văn Xuôi huyện Tu Mơ Rông; hỗ trợ hoạt động cho 5 đội văn nghệ truyền thống các thôn vùng đồng bào DTTS; tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống cấp huyện, tỉnh; Hỗ trợ trang thiết bị tại các thôn, làng vùng đồng bào DTTS và tuyên truyền, quảng bá văn hóa truyền thống, xúc tiến du lịch....

Cảnh sắc yên bình ở làng du lịch cộng đồng Kon K’tu, Tp. Kon Tum
Cảnh sắc yên bình ở làng du lịch cộng đồng Kon K’tu, Tp. Kon Tum

Theo thống kê, tỉnh Kon Tum đã phục dựng 33 lễ hội truyền thống, tiêu biểu như: Lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả của người Rơ Măm, lễ cúng làng của người Brâu, lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng, lễ cầu an của người Gia Rai... Ngoài ra, các câu chuyện sử thi, bài ca dao, dân ca, truyện cổ cũng được sưu tầm và tư liệu hóa, xuất bản thành các ấn phẩm để phổ biến lại trong cộng đồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 2.500 bộ cồng chiêng được các DTTS trên địa bàn tỉnh bảo tồn, 502/622 làng đồng bào DTTS có cồng chiêng, hàng trăm lớp truyền dạy cồng chiêng, chỉnh chiêng được tổ chức, nhiều bài chiêng cổ được ký âm, lưu giữ trọn vẹn.

Ông Phan Văn Hoàng, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, cho biết: Cùng với công tác bảo tồn, tỉnh Kon Tum chú trọng đến việc phát huy lợi thế, giá trị của văn hóa truyền thống các DTTS gắn với phát triển với du lịch, nhất là du lịch cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã bước đầu hình thành một số điểm du lịch cộng đồng như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông); làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum); điểm du lịch làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà); làng Bar Gốc (xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy)... 

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đặc biệt là thế hệ trẻ để người dân hiểu được giá trị, tầm quan trọng của văn hóa dân tộc. Từ đó có ý thức tự bảo tồn, phát huy các nguồn lực của cả cộng đồng trong việc quản lý, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.