Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kiểm soát rủi ro phải trở thành văn hóa và nếp sống

Thanh Huyền - 10:26, 01/06/2024

Rủi ro xảy ra do thiên tai, bệnh dịch… là điều chúng ta không lường trước được, nhưng rất nhiều rủi ro là hệ quả của những sai sót trong quy trình, trong hành vi đã nhìn thấy. Cần đưa nhận thức kiểm soát rủi ro trở thành văn hóa và nếp sống của mỗi cá nhân, tổ chức.

Rủi ro là một cách gọi về những điều không tốt lành và không tốt đẹp. Thuật ngữ này đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng. 

Những vụ tai nạn lao động thương tâm, các vụ cháy lớn gây chết nhiều người, những vụ tai nạn giao thông… xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua. Nhiều người bày tỏ sự lo lắng, thương cảm cho những nạn nhân, những câu hỏi đặt ra về trách nhiệm của cơ quan chức năng, thì không ít những bình luận cho rằng vụ việc xảy ra do không may, do số.

Nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra do sự cố bất cẩn trong an toàn lao động. (Ảnh minh hoạ)
Nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra do sự cố bất cẩn trong an toàn lao động. (Ảnh minh hoạ)

Thực tế đã chứng minh, từ những hành động tưởng như nhỏ nhặt hàng ngày lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều rủi ro cho mỗi cá nhân và cộng đồng. Vi phạm luật lệ an toàn giao thông… là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông; cháy nổ do hàn xì, rò khí gas, thiết bị sạc điện… là nguồn cơn của nhiều vụ hỏa hoạn thương tâm…Do bất cẩn trong quy trình sản xuất… dẫn đến tai nạn lao động thương tâm. Và con rất nhiều lý do “tự thân” khác là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho cộng đồng. Nếu chỉ cần tuân thủ các tiêu chuẩn và hướng dẫn an toàn trong mỗi hành động, chúng ta sẽ tránh được các nguy cơ tiềm tàng.

Mới đây nhất là vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 24/5/2024 tại Trung Kính Hà Nội khiến 14 người thiệt mạng, cháy tại Phú Lương Hà Đông ngày 30/5/2024… Hay những vụ việc bỏ quên học sinh trên xe đưa đón xảy ra không chỉ một lần và vừa mới lặp lại thương tâm ở Thái Bình, đã gây cái chết thương tâm, tức tưởi cho cháu bé 5 tuổi. Nếu tài xế, trường học, thầy cô làm đúng các bước kiểm soát an toàn, kiểm tra, kiểm soát tại từng khâu, phân rõ trách nhiệm từng người trong quy trình đưa đón, thì có lẽ đã không để lại hậu quả đau xót như vậy.

Không thể phủ nhận, những câu chuyện, bài học đúc rút về những sự vụ đã xảy ra đã khiến mỗi người dân tăng thêm nhận thức về những hiểm họa xảy ra trong đời sống, lao động. Đã biết, rất sợ là một chuyện, còn việc tuân thủ, thực thi và hành động để tạo ra một môi trường an toàn lại là chuyện khác. Câu chuyện này vẫn đang là bài học cũ, những gây ra những nỗi đau mới.

Thiết nghĩ, cần đưa nội dung về kiểm soát rủi ro vào trường học. Tại các địa bàn khu dân cư, làng xã hay các nhà máy, công ty, đơn vị… việc kiểm soát rủi ro cần được xem là nhiệm vụ quan trọng. Hơn hết, ý thức của mỗi người về an toàn, kiểm soát rủi ro cho mình và cộng đồng cần được nâng cao. Văn hoá kiểm soát rủi ro cần là kim chỉ nam cho mọi tư duy và hành động để mỗi chúng ta có được môi trường sống an toàn. 

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.