Tham dự Diễn đàn có ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; ông Nguyễn Văn Tiến Phó Cục Trưởng cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai; Ông Lê Quốc Doanh, chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam
Về phía tỉnh Quảng Trị, tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Phú Quốc Phó giám đốc sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Lãnh đạo Trung tâm khuyến nông tỉnh, Chi cục Thú Y, Chi cục Thủy lợi. Tham dự Diễn đàn còn có lãnh đạo nhiều Công ty, Xí nghiệp chăn nuôi, chế biến và thương mại liên quan đến sản phẩm nông nghiệp.
Qua tham luận, đại diện Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng trị đã mang đến Diễn Đàn nhiều giải pháp thiết thực. Cụ thể: Để hạn chế những rủi ro trong thiên tai vùng DTTS, địa phương đã tiến hành tập huấn cho đội ngũ Già làng, Trưởng bản, Người uy tín trong cộng đồng các DTTS. Từ đội ngũ Già Làng, Trưởng bản, Người uy tín, thông tin và kỹ năng phòng thiên tai được lan tỏa sâu rộng trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại khi thiên tai xẩy ra.
Cũng tại Diễn đàn, chuyên gia Nguyễn Huỳnh Quang-Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã có tham luận về tình hình thiệt hại do thiên tai đã gây ra tại các tỉnh Miền Trung. Diễn đàn đã phải lặng đi khi nghe những con số thống kê về thiệt hại do thiên tai gây ra cho bà con nông dân. Đặc biệt, tại tham luận ông Nguyễn Hùng Quang đã điểm lại trận lũ lịch sử xẩy ra vào tháng 11/1999, Mưa lũ đã làm 818 người chết và mất tích. Cung trong trận lũ lịch sử này đã làm gần 1,2 triệu ngôi nhà, trụ sở bị đổ sập. Hệ thống cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng, tổng thiệt hại ước tính gần 4.150 tỷ đồng (thời điểm năm 1999).
Theo tham luận này, tình trạng biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai đã và đang đặt các cộng đồng trong môi trường dễ bị tổn thương, người dân là một trong những đối tượng đầu tiên phải đối mặt với các rủi ro thiên tai. Vì vậy, nâng cao nhận thức, năng lực của người dân, cộng đồng, nâng cao năng lực của chính quyền trong phòng chống thiên tai là rất cần thiết.
Tại Diễn đàn, 9 tham luận khác của các địa phương, ngành khác cũng được trình bày. Qua đó, đã trang bị cho tổ chức cá nhân và nhiều nông dân nhiều kiến thức về phòng chống thiên tai. Đặc biệt, tại các tham luận, nhiều giải pháp, nhiều mô hình sinh kế mới nhằm giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu cùng được trình bày chi tiết. Qua đó, người nông dân có thế căn cứ vào điều kiện tại địa phương, gia đình mình để triển khai thực hiện để phát triển kinh tế hộ gia đình.