Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Không phải “thượng đế” nào cũng chiều

PV - 16:01, 13/11/2018

Trong nền kinh tế thị trường, chúng ta vẫn thường dùng từ “thượng đế” để chỉ khách hàng. Vì thế, cơ quan chức năng vẫn e ngại khi tuyên truyền, xử lý các hành vi không đẹp của nhiều khách hàng, nhất là trong lĩnh vực du lịch.

thượng đế Ảnh minh họa.

Mới đây, trong chuyến công tác tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, tôi được nghe nhiều câu chuyện thật mà như đùa về những người khách du lịch. Anh Nguyễn Văn Tân, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Hà chia sẻ, trong những năm gần đây, khách du lịch ở nhiều nơi đổ về Bắc Hà. Theo đó, nguồn thu từ du lịch đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của địa phương. Thế nhưng, bên cạnh các vị khách du lịch khi đến với địa phương rất có ý thức trong việc sử dụng và tham gia các hoạt động du lịch, thì vẫn còn đó nhiều người ý thức kém làm xấu đi hình ảnh du lịch.

Mới đây, ngay tại thị trấn Bắc Hà xảy ra một sự việc hy hữu, dở khóc dở cười. Một vị khách người Tây vào quán ăn gọi đĩa cơm rang, thêm chai cocacola và không thể thiếu vài ly rượu ngô truyền thống. Lúc vị khách này ra thanh toán thì tá hỏa, bởi hóa đơn lên tới hơn 10 triệu đồng. Sự việc sau đó nhanh chóng được các cơ quan chức năng làm sáng tỏ. Nguyên nhân, trong lúc người khách ngất ngây với men rượu vùng cao đã bị một người khách ngồi bàn bên cạnh đổi hóa đơn thanh toán. Bằng các nghiệp vụ, cơ quan chức năng nhanh chóng truy tìm được người khách này và yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng người đúng việc. Sự việc trên mặc dù đã được giải quyết nhưng thật khó xóa bỏ được những ấn tượng xấu của du khách, thậm chí người làm dịch vụ tại địa phương.

Việc du khách để lại hậu quả ở khu du lịch cũng không còn là chuyện mới. Hiện nay lên Sa Pa, Lào Cai chúng ta chẳng khó để bắt gặp nhiều cháu bé người Mông nhưng tóc vàng, mũi cao, da trắng… Đó là hậu quả đầy ngang trái của khách du lịch qua đường, với người dân bản xứ. Hay hiện nay ở nhiều điểm di tích cổ xuất hiện những dòng chữ loằng ngoằng mà nhiều khách để lại trong sự thiếu ý thức, thiếu kiểm soát.

Nói như vậy để thấy rằng, thời gian tới, cơ quan chức năng cần mạnh mẽ hơn trong tuyên truyền tới người dân, khách thăm quan và kiên quyết “nói không” với những hình ảnh không đẹp, thiếu ý thức thậm chí là vi phạm pháp luật của một bộ phận khách du lịch. Thiết nghĩ, với những khách hàng chân chính, điều này sẽ chẳng khiến họ phiền lòng mà còn thấy yên tâm và nâng cao ý thức cùng người dân sở tại xây dựng một nền du lịch bền vững.

KẺ SĨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!