Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Không chỉ Việt Nam, sốt đất bùng nổ trên toàn cầu, nhiều nước ghìm cương giá đất

PV - 15:57, 12/04/2021

Thời gian gần đây, sốt đất không chỉ ở Việt Nam, mà còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. "Cơn sốt" bất động sản làm dấy lên nỗi lo về bong bóng bất động sản, nhiều quốc gia đã phải vào cuộc đưa ra "thuốc hạ sốt".

Sự bùng nổ cho vay đầu năm 2021 kéo theo sự phục hồi của giao dịch bất động sản (Ảnh: Quần thể các căn hộ tại Pudong, Thượng Hải / Nguồn: THX)
Sự bùng nổ cho vay đầu năm 2021 kéo theo sự phục hồi của giao dịch bất động sản (Ảnh: Quần thể các căn hộ tại Pudong, Thượng Hải / Nguồn: THX)

Trung Quốc siết tín dụng kiềm chế bất động sản

Trước lo ngại bong bóng bất động sản, mất ổn định tài chính và lượng vốn tín dụng cấp mới ở Trung Quốc tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, hồi tháng 2/2021, Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc chỉ thị cho tất cả các tổ chức cho vay trong và ngoài nước đang hoạt động ở nước này giữ lượng cấp vốn mới trong quý I/2021 ở mức gần bằng hoặc thấp hơn so với quý I năm ngoái. Chỉ thị này có thể dẫn đến sự sụt giảm đáng kể các khoản cho vay qua ngân hàng, nguồn vốn tín dụng lớn nhất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Các biện pháp thắt chặt trước đây trong đó có hạn chế qouta cho vay bất động sản đã không kiềm chế được đà tăng trưởng tín dụng. Các khoản vay tiêu dùng trung và dài hạn của Trung Quốc bao gồm cả vay thế chấp tăng 72% lên mức kỷ lục 1,4 tỷ nhân dân tệ (213 tỷ USD) trong 2 tháng đầu năm nay.

Động thái này cho thấy, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển trọng tâm sang kiểm soát rủi ro tài chính, cho vay quá mức, nguy cơ quá nóng. Larry Hu, nhà kinh tế trưởng tại Macquarie Group ở Hong Kong cho biết: “Những lo lắng về một cuộc suy thoái do đại dịch gây ra đã không còn nữa. Ưu tiên hàng đầu là giảm gánh nặng nợ của nền kinh tế".

Sự bùng nổ cho vay đầu năm 2021 kéo theo sự phục hồi của giao dịch bất động sản. Doanh số bán nhà mới của Trung Quốc tăng 133% trong tháng 1 và tháng 2, còn đầu tư bất động sản tăng 38%. Nhu cầu này tăng kéo theo tăng trưởng cho vay bất động sản tăng 14% cao nhất so với cùng kỳ trong 7 năm.

New Zealand bỏ các ưu đãi thuế

Ở một động thái tương tự, chính phủ New Zealand cũng tính đưa ra các biện pháp mới nhằm giải quyết vấn đề giá nhà tăng vọt, ngăn chặn hình thành bong bóng bất động sản.

Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết, chính phủ sẽ bỏ các ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư bất động sản và tăng nguồn cung nhà ở. Các động thái này diễn ra trong bối cảnh giá nhà tăng cao khiến những người mua nhà lần đầu và người có thu nhập thấp không thể mua nhà, làm dấy lên vấn đề bất bình đẳng xã hội gia tăng.

New Zealand sẽ bỏ các ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư bất động sản và tăng nguồn cung nhà ở nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc (Ảnh: Một khu dân cư gần Wellington ở New Zealand/ Nguồn: Xinhua)
New Zealand sẽ bỏ các ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư bất động sản và tăng nguồn cung nhà ở nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc (Ảnh: Một khu dân cư gần Wellington ở New Zealand/ Nguồn: Xinhua)

Nữ thủ tướng New Zealand cảnh báo, một số chỉ báo đã cho thấy nguy cơ về bong bóng bất động sản. Các nhà đầu tư bất động sản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số những người mua bất động sản.

Thành công trong kiểm soát đại dịch của New Zealand giúp nền kinh tế nước này hồi phục sớm hơn các nền kinh tế khác, đưa thị trường bất động sản nước này bùng nổ. Giá nhà tăng 21,5% tính đến tháng 2/2021 và các nhà đầu tư bất động sản chiếm 40% trong số những người mua trong tháng 2 - mức cao kỷ lục.

Hàn Quốc thúc đẩy nguồn cung nhà ở

Tại Hàn Quốc, số liệu của KB Financial Group cho thấy giá nhà ở thủ đô Seoul tăng gấp đôi trong 5 năm qua, trong khi lương của người dân tăng chưa đến 20%. Giá nhà tăng 13% ở Seoul trong năm 2020, còn giá căn hộ toàn Hàn Quốc tăng 9,7% khiến nhiều người tính mua nhà không hề dễ dàng.

Trong tháng 2, Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ thúc đẩy nguồn cung nhà ở. Động thái này diễn ra trong khi Tổng thống Moon Jae-in cố gắng kiểm soát vấn đề giá nhà tăng cao. Theo kế hoạch này, Chính phủ sẽ cung cấp thêm hơn 800.000 nhà, trong đó tại Seoul là 332.000 căn từ nay đến năm 2025.

Với giá nhà tăng cao, các hộ gia đình ở Hàn Quốc đã chấp nhận vay nợ để mua nhà dẫn đến nợ hộ gia đình tại Hàn Quốc chiếm mức 175,5% thu nhập khả dụng.

Singapore có thể đưa ra biện pháp "hạ nhiệt"

Theo Bloomberg, ở khu vực Đông Nam Á, Singapore cũng chứng kiến giá nhà tăng nhanh trong quý I/2021 đang khiến nhiều chuyên gia dự báo Chính phủ nước này có thể đưa ra các biện pháp để "hạ nhiệt" thị trường bất động sản như các quốc gia khác đã làm.

Giá nhà riêng tăng 2,9% trong quý I/2021. Đây là mức tăng cao nhất từ quý II năm 2018. Giá bất động sản của Singapore tăng sau khi kết thúc phong tỏa hồi tháng 6/2020 do lãi suất thấp nên thúc đẩy thị trường. Trong vài tháng trở lại đây, tốc độ tăng giá của nhà riêng cho đến giá căn hộ chung cư hay penthouse... đều tăng vọt.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.