Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi sắc vùng đồng bào DTTS và miền núi: Hiệu quả từ các chương trình, dự án đầu tư (Bài 2)

Thúy Hồng - 14:08, 25/11/2023

Triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển; góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào, chung tay góp sức để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Từ các dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp người dân ổn định cuộc sống
Từ các dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS ổn định cuộc sống

Chăm lo phát triển đời sống đồng bào DTTS

Yên Bái là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc, với dân số đến thời điểm hiện tại gần 85 vạn người, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 57%. Thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng mức sống của đồng bào DTTS.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, gần 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hơn 95% đường từ các thôn, bản đến trung tâm xã được cứng hóa. Đời sống vật chất, tinh thần và chỉ số hạnh phúc của người dân vùng cao được cải thiện rõ rệt. Hộ nghèo toàn tỉnh năm 2022 giảm còn 12,9%; trong đó hộ nghèo vùng đồng bào DTTS giảm còn 22,2% (giảm 8,15% so với 2021), vượt mục tiêu đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn khẳng định, những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của các địa phương trong công tác vận động, đã tạo cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh thêm niềm tin với Đảng, khơi dậy ý thức tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua những định kiến lạc hậu, tư tưởng trông chờ ỷ lại, tự vươn lên phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững.

Như tại huyện Trạm Tấu, là địa phương cũng trên 94% là đồng bào DTTS; dân trí không đồng đều, người dân đa phần là sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 56%. Người dân được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã giúp người dân ổn định đời sống, hăng say lao động sản xuất, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Gia đình bà Lường Thị Anh ở thôn Hát 1, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu là một trong những hộ gia định được vay 80 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất. Từ nguồn vốn vay, gia định bà Lường Thị Anh đã mạnh dạn chăn nuôi tổng hợp một đàn lợn nái 3 con và 20 con lợn thịt cùng chăn nuôi gà, vịt. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, chăn nuôi phát triển tốt, mỗi năm gia đình bà Lường Thị Anh có thu nhập trên 100 triệu đồng, giúp gia đình bà ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển
Các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển

Hay đối với huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, trước đây tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 10 nghìn hộ, chiếm 61,12 %; hộ cận nghèo là 2.338 hộ, chiếm 18,83 %. Nhưng từ các dự án đầu tư phát triển xã hội tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Số hộ thoát nghèo năm 2022 là 1.036 hộ, đạt 6,2% và không có hộ nào tái nghèo.

Theo ông Triệu Trung Hiệp, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, chương trình chính sách dân tộc đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực, bao gồm phát triển nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, thủy lợi, điện lực... Thông qua các nguồn lực đầu tư đã đem lại những kết quả tích cực, giúp tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Hỗ trợ để đồng bào vươn lên thoát nghèo

Lộc Bình là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, với hơn 96% dân cư là đồng bào DTTS, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Từ các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế, hỗ trợ xây dựng nhà ở đã giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Chị Triệu Mùi Pham xây dựng được ngôi nhà khang trang từ nguồn hỗ trợ của nhà nước
Chị Triệu Mùi Pham xây dựng được ngôi nhà khang trang từ nguồn hỗ trợ của nhà nước

Được sống trong ngôi nhà mới xây kiên cố, vững trãi, chị Triệu Mùi Pham, thôn Nà Mò vô cùng phấn khởi. Trước đây, do hoàn cảnh khó khăn, gia đình chị phải sống trong ngôi nhà cũ, dột nát. Nhờ được hỗ trợ 40 triệu đồng và vay 80 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp gia đình chị Pham xây dựng được căn nhà khang trang. “Được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ làm được một cái nhà, chúng tôi rất vui, rất phấn khởi” chị Triệu Mùi Pham cho biết

Đặc biệt, từ các dự án hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề đã giúp tạo sinh kế cho người dân. Ông Hoàng Long An, Người có uy tín thôn Nà Mò, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cho biết: Từ các chương trình, dự án, người dân được hỗ trợ các giống cây trồng dược liệu như cát sâm, sâm nhung…để phát triển kinh tế. Ngoài ra, người dân còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật vào sản xuất giúp đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo.

Theo bà Hoàng Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Bình cho biết: Có thể khẳng định, chương trình mục tiêu có vai trò quan trọng tác động đến đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS, góp phần để vùng đồng bào DTTS có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. 

Từ các nguồn vốn đầu tư, triển khai thực hiện các dự án, chính sách dân tộc hỗ trợ các xã vùng ĐBKK, vùng biên giới được triển khai khá đồng bộ. Cơ sở hạ tầng thiết yếu được tăng cường, vùng đồng bào DTTS có bước phát triển đáng kể, đời sống người dân được nâng cao.

Còn tại Cao Bằng, vốn là tỉnh miền núi, biên giới, tỷ lệ người DTTS chiếm 94,88%, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, người dân chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp nên chính quyền địa phương luôn xác định, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu. Theo đó, Cao Bằng đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo để thực hiện hiệu quả các dự án. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân giảm trên 4%/năm.

Thông qua các chương trình dự án đã giúp khơi dậy sức dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thông qua các chương trình, dự án đã khơi dậy sức dân vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Theo ông Nguyễn Trung Thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, viêc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 

Những khó khăn, bức xúc của người dân được kịp thời giải quyết, củng cố lòng tin của đồng bào các DTTS với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, thông qua các dự án hỗ trợ đầu tư, phát triển sinh kế đã tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Có thể nhận thấy, việc triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các dự án đã góp phần thúc đẩy đời sống của đồng bào DTTS.

Đánh giá về kết quả giám sát của Quốc hội đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm nhận định: Kết quả đạt được bước đầu cho thấy, trong quá trình triển khai thực hiện các địa phương đã bám sát mục tiêu tổng quát của Chương trình là, giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo giảm 3,4% (đạt và vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao).

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.