Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Nguyễn Thanh - 06:35, 07/05/2024

Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho CLB Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho CLB Thanh niên khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi

Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp

Vấn đề khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Từ năm 2016 (được Chính phủ chọn là “Năm quốc gia khởi nghiệp”) đến nay, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở địa bàn này đang dần được đánh thức nhờ phát huy nội lực cùng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, với vai trò tham mưu kịp thời của Ủy ban Dân tộc (UBDT).

Để có một hành lang pháp lý chắc chắn, UBDT đã xúc tiến thành lập “Mạng lưới các nhà cố vấn, đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS” do Bộ trưởng, Chủ nhiệm làm Chủ tịch danh dự và chịu trách nhiệm kết nối với các đối tác cùng xây dựng chính sách. Đây là sự quan tâm đặc biệt của người đứng đầu cơ quan làm công tác dân tộc dành cho đồng bào DTTS, cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tiếp sức, đồng hành và hỗ trợ cho khởi nghiệp ở vùng khó khăn, năm 2019, được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới và một số tổ chức quốc tế, UBDT đã phát động Cuộc thi “Ý tưởng chuỗi giá trị dành cho cộng đồng DTTS Việt Nam”. Đặc biệt, Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” theo Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ, sau nhiều năm triển khai cũng đã góp phần thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở vùng DTTS lên một tầm cao mới.

Vùng DTTS cần được trợ lực nhiều hơn để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp
Vùng DTTS cần được trợ lực nhiều hơn để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp

Ở thời điểm hiện tại, thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS được các cấp ngành và đồng bào các DTTS quan tâm đặc biệt. Mục tiêu cao nhất của Dự án là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong đồng bào DTTS; “thắp sáng” tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên trong những người trẻ ở vùng DTTS và miền núi.

Một trong những hoạt động thể hiện rõ vai trò của UBDT là cuộc làm việc giữa Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 với Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp quốc tại Việt Nam. Cuộc làm việc kỹ thuật trong khuôn khổ Hội thảo với các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hợp tác, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư trong thực hiện Chương trình MTQG 1719, đã dành nhiều thời gian chia sẻ định hướng thành lập mạng lưới trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Chắp cánh ước mơ

Với những chủ trương, chính sách ưu đãi, khởi nghiệp ở vùng DTTS đã “đơm hoa kết trái”. Nhiều mô hình khởi nghiệp ở vùng DTTS đã ra đời và phát huy hiệu quả, biến ước mơ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của đồng bào DTTS thành hiện thực.

Tại Tọa đàm “Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào DTTS&MN” diễn ra tháng 9/2023, bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc (UBDT) cho biết, thực hiện nội dung số 3, Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 3 của Chương trình MTQG 1719, đến nay đã hỗ trợ được 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh ở vùng DTTS.

Với những chủ trương, chính sách ưu đãi, khởi nghiệp ở vùng DTTS đã “đơm hoa kết trái”. Nhiều mô hình khởi nghiệp ở vùng DTTS đã ra đời và phát huy hiệu quả, biến ước mơ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh của đồng bào DTTS thành hiện thực.

“Cùng với đó, đã tổ chức được 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng. Đặc biệt, Chương trình đã tổ chức được 35 hội nghị tập huấn về năng lực thương mại, trong đó có tập huấn về kỹ năng thương mại, kỹ năng bán hàng - kinh doanh, với sự tham gia của hơn 1.400 lượt người là đồng bào DTTS”, bà Vân nói.

Trong Báo cáo “Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023” của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ghi nhận: Việt Nam xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022. Theo WIPO Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua; đồng thời là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp... Đây là một đánh giá đáng khích lệ về môi trường đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp dành cho thanh niên nói chung, thanh niên người DTTS nói riêng.

Có thể thấy, bằng sự cần cù vượt khó vươn lên, bằng sự trợ lực với các chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, trong đó có những tham mưu, đề xuất từ phía cơ quan UBDT… đã góp phần thúc đẩy phong trào khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng DTTS. Đây là động lực để hình thành một đội ngũ doanh nhân người DTTS, cùng với lực lượng doanh nhân cả nước, chung tay, góp sức xây dựng đất nước hùng cường.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.