Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khơi dậy tình yêu văn hóa Mường

Minh Hồng - 15:44, 13/10/2020

Trong không gian của ngôi nhà sàn ở điểm du lịch cộng đồng bản Chuôi, xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), bất cứ du khách nào khi đến đây cũng được thưởng thức những điệu múa truyền thống, tiếng chiêng vang vọng của đồng bào Mường, do các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) dân tộc Mường xã Khả Cửu biểu diễn.

 Câu lạc bộ dân tộc Mường xã Khả Cửu khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của người dân
Câu lạc bộ dân tộc Mường xã Khả Cửu khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của người dân

Được thành lập từ năm 2018, với 15 thành viên, CLB dân tộc Mường xã Khả Cửu đã trở thành “con chim đầu đàn” trong các phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, là đại diện cho xã, huyện đi giao lưu biểu diễn ở nhiều nơi, trong đó có Lễ hội Đền Hùng…

Là cán bộ Mặt trận xã, đồng thời giữ vai trò Phó Chủ nhiệm CLB, chị Đinh Thị Thanh Hà rất tự hào về CLB của mình. Chị cho biết: Với 85% đồng dân tộc Mường sinh sống, xã Khả Cửu vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như: Tục thờ cúng tổ tiên, tổ chức các ngày hội trong dịp Lễ mở cửa rừng; Tết thanh minh (3/3); Tết mùng 7/7 cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt; Lễ cúng cơm mới... 

Tuy nhiên, khi CLB văn hóa Mường được thành lập, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển sâu rộng hơn, một số nét văn hóa và các trò chơi dân gian được khôi phục lại như hát ví, múa mỡi, đâm đuống, cồng chiêng, qua đó đã góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Mường.

Đặc biệt, CLB văn hóa Mường, còn là một trong những điểm nhấn ở điểm du lịch cộng đồng bản Chuôi, xã Khả Cửu. Dù chưa được công nhận là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng, nhưng hàng tuần, bản Chuôi vẫn đón hàng chục lượt du khách tới thăm. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức đặc sản đặc trưng riêng của người Mường như múa cồng chiêng, ẩm thực… do chính các thành viên trong CLB biểu diễn.

Cũng từ phong trào của CLB, đến nay 14/14 khu dân cư trong xã Khả Cửu đã thành lập được các đội văn nghệ. Từ đó, tạo động lực để bà con dân tộc Mường phấn khởi, có ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phong trào xây dựng NTM.

Trong đó, CLB dân tộc Mường xã Khả Cửu là một trong những CLB có nhiều hoạt động sôi nổi, tiêu biểu trong số gần 100 CLB thành lập theo Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025 của huyện Thanh Sơn. Là CLB được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 2 bộ chiêng và trang phục dân tộc vì những nỗ lực trong bảo tồn văn hóa Mường. 

Ngoài hoạt động văn hóa từ các CLB, huyện Thanh Sơn còn triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường như: Xây dựng phòng trưng bày các di sản văn hóa truyền thống; tổ chức các chương trình liên hoan, hội thi, trò diễn dân gian, ngày hội văn hóa, thể thao các DTTS cấp xã, thị trấn; điều tra, khảo sát, thống kê và đánh giá thực tế, đầy đủ hơn các di sản văn hóa điển hình truyền thống của đồng bào dân tộc Mường. 

Đặc biệt, huyện chú trọng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản: nhà sàn truyền thống, ngôn ngữ, các hoạt động diễn xướng dân gian, trang phục truyền thống, công cụ lao động sản xuất…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.