Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn văn hóa Mường ở một trường tiểu học

PV - 13:53, 16/04/2018

Đối với nhiều em học sinh, nhất là học sinh bậc tiểu học thì khái niệm về lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc còn khá mới mẻ và lạ lẫm.

Thế nhưng tại Trường Tiểu học Tân Sơn, xã Tân Sơn, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) thì văn hóa Mường đã và đang gắn bó hằng ngày với các em qua những buổi trải nghiệm tại góc cộng đồng không gian văn hóa Mường, được xây dựng ngay trong nhà trường.

Em Phạm Huyền Trang, lớp 5A Trường Tiểu học Tân Sơn chia sẻ: Chúng em thường được các thầy cô giáo cho trải nghiệm bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tại góc cộng đồng; trong những bài giảng, buổi ngoại khóa. Qua đó, chúng em đã hiểu và thêm yêu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mường.

Các em học sinh trải nghiệm khung cửi dệt vải truyền thống của người Mường tại góc cộng đồng nhà trường. Các em học sinh trải nghiệm khung cửi dệt vải truyền thống của người Mường tại góc cộng đồng nhà trường.

 

Với đặc thù trên 97% học sinh của nhà trường là dân tộc Mường, Trường Tiểu học Tân Sơn đã có ý tưởng xây dựng “Góc cộng đồng không gian văn hóa Mường”. Theo đó năm học 2016-2017, nhà trường đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của các bậc phụ huynh thông qua việc đóng góp ngày công lao động, quyên góp, ủng hộ những vật dụng, đồ dùng có giá trị văn hóa của người Mường.

Các vật dụng, sinh hoạt văn hóa, hoạt động lao động sản xuất của người Mường như: Đâm đuống, cọn nước, nhà sàn, chăn dệt thổ cẩm, mõ trâu, dao, ớp, cóm…; những di sản văn hóa phi vật thể như làn điệu hát Ví, hát Rang; văn hóa ẩm thực như ẩm thực xôi ngũ sắc, gà chín cựa được tuyên truyền và đưa vào giáo dục học sinh trong nhà trường thông qua các hoạt động văn hóa trải nghiệm. Cùng với đó, nhà trường đã mời nghệ nhân hát Rang, hát Ví đến biểu diễn, tuyên truyền giáo dục cho học sinh.

Ông Nguyễn Bá Lượng, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn cho biết: Xuất phát từ ý tưởng góc cộng đồng tại các lớp học, theo đề xuất của Hiệu trưởng Vũ Ngọc Tuấn, Trường Tiểu học Tân Sơn. Phòng GD&ĐT đã phát động xây dựng điểm Trường Tiểu học Tân Sơn thực hiện “Xây dựng mô hình Góc cộng đồng văn hóa Mường” mở rộng không gian ngoài lớp học, huy động sự đóng góp tình nguyện của các em học sinh, cha mẹ học sinh, chính quyền và toàn thể nhân dân trong việc hiến tặng các vật dụng mang tính đặc trưng văn hóa Mường.

Từ mô hình góc cộng đồng văn hóa Mường tại Tiểu học Tân Sơn, Phòng GD&ĐT huyện sẽ chỉ đạo 19 trường tiểu học trong toàn huyện học tập xây dựng mô hình tại cơ sở tùy thuộc sự sáng tạo, cách làm hay của mỗi nhà trường để sưu tầm, xây dựng một không gian văn hóa lớn để học sinh có thể trải nghiệm; giúp các em học sinh có ý thức bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Thông qua đó, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong mỗi nhà trường.

CÔNG SƠN

 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.