Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Khi công nghệ tiến lên phía trước, xin đừng bỏ ai lại phía sau

PV - 08:42, 18/09/2018

Ở thành thị, nhịp sống hiện đại gắn liền với công nghệ. Thế nhưng, rất nhiều nơi, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa, internet với các thầy cô giáo và các em học sinh có vẻ còn quá xa vời.

công nghệ Ảnh minh họa.

Thầy Cao Văn Thơm, điểm trường Tiểu học bản Hưng, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), bộc bạch: “Cứ mỗi lần có công văn khẩn của cấp trên, chúng tôi lại phải chạy gần 7 cây số về trung tâm xã nhờ mạng mới kiểm tra được. Cũng có người dùng D-com 3G, nhưng mạng rất kém, gửi email cũng luôn bị chậm trễ”.

Để liên lạc thông thường, cũng như kết nối mạng internet với một trường như ở bản Hưng gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tìm kiếm, tham khảo kiến thức giảng dạy, cập nhật thông tin liên quan đến giáo dục, xã hội của các thầy cô trong trường.

Hiện nay, vì kinh phí eo hẹp, trường cũng chưa có phòng tin học cho giáo viên và học sinh sử dụng. Hầu hết, các giáo viên đã phải tự túc đầu tư mua máy tính, lap top và cơ động sử dụng mạng internet ở những nơi có mạng như ở trung tâm xã hay về gia đình mình để soạn bài, tìm tài liệu tham khảo phục vụ cho nâng cao chất lượng dạy học.

Muốn cho học sinh xem các video hay ứng dụng các hình ảnh trực quan vào bài giảng đều khó có thể thực hiện được, đây là điều thiệt thòi rất lớn cho các em học sinh vùng DTTS. “Những đứa trẻ sẽ ham học, hứng thú hơn khi biết mạng internet là một thế giới thú vị, bổ ích”, thầy Thơm chia sẻ.

Các thầy cô đều bày tỏ mong muốn được các cấp, cộng đồng quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn mọi mặt, nhất là về cơ sở vật chất vì trường học còn nghèo nàn và đặc thù ngôi trường có tới 98% học sinh là người DTTS.

Năm học mới đã đến, niềm vui của những đứa trẻ thành phố là được cha mẹ lo đầy đủ, thậm chí nhiều đứa trẻ đi học tay cầm điện thoại thông minh, sử dụng máy tính xịn. Khác với chúng, những đứa trẻ vùng cao, vùng DTTS niềm vui giản đơn chỉ là chúng có tấm áo mới, có đủ sách vở đến trường. Chỉ nghĩ đến những điều này, cũng thấy rằng hiện tại học sinh miền núi thiệt thòi rất nhiều so với các em ở miền xuôi.

Đầu tư cho giáo dục, kích thích sự phát triển, sáng tạo, ham học hỏi ở trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 khó mà vắng mặt công nghệ thông tin, mạng internet. Phải làm sao để xóa dần khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa với những vùng trung tâm, mang internet đến gần hơn với thầy trò những vùng cao.

Và khi công nghệ tiến lên phía trước, xin đừng bỏ ai lại phía sau!

HỒNG PHÚC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!