Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Chính sách dân tộc

Khánh Sơn (Khánh Hòa): Một nhiệm kỳ nhiều gian khó

Thành Nhân - 10:26, 23/06/2020

Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, có trên 70% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, dù địa phương đã có nhiều nỗ lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhưng vẫn không đạt một số chỉ tiêu quan trọng.

Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, nhiều khu tái định cư cho đồng bào DTTS ở Khánh Sơn được xây dựng khang trang.
Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, nhiều khu tái định cư cho đồng bào DTTS ở Khánh Sơn được xây dựng khang trang.

Đến Khánh Sơn hôm nay, cảm nhận chung của nhiều người chính là diện mạo đổi thay từng ngày. Hệ thống đường giao thông đã được cứng hóa đến tận từng thôn làng, khu sản xuất. Cơ sở vật chất các lĩnh vực y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư, ngày càng khang trang, sạch đẹp. Điện lưới quốc gia đã được kéo về hầu hết các khu dân cư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của đồng bào. Đa số các hộ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…

Theo ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, kết quả trên đến từ việc kiên trì thực hiện các chính sách, chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS của các cấp chính quyền, đoàn thể, Mặt trận và sự hưởng ứng, tham gia tích cực về mọi mặt của các tầng lớp Nhân dân. Nhưng điều ông Sửu trăn trở là, trong nhiệm kỳ qua, nhiều chỉ tiêu phát triển KT-XH của huyện không đạt.

Ông Sửu chia sẻ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra 22 chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5/2020, sau khi tiến hành rà soát, tổng kết, huyện vẫn còn 8 chỉ tiêu không đạt kết quả như Nghị quyết đã đề ra.

Cụ thể, các chỉ tiêu về giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm; trồng rừng tập trung; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành dịch vụ - thương mại; huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày; số bác sĩ/1.000 dân; giảm tỷ suất sinh hằng năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng không đạt.

“Sở dĩ các chỉ tiêu trên không đạt trước hết là do tác động của tình hình mưa, bão liên tiếp xảy ra, hạn hán kéo dài làm cho việc sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Huyện có xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, lại thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Nguồn vốn đầu tư cho địa phương cũng chưa được nhiều”, ông Sửu lý giải.

Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cũng thẳng thắn cho rằng, việc một số chỉ tiêu chưa đạt cũng do công tác dự báo tình hình đầu nhiệm kỳ không sát nên đề ra một số chỉ tiêu chưa phù hợp, chưa sát với thực tiễn. Đơn cử như trong sản xuất nông nghiệp, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được huyện thực hiện mạnh mẽ trong thời gian qua, với tổng diện tích chuyển đổi 1.063,59ha. Tuy nhiên, diện tích cây trồng hằng năm giảm, dẫn tới sản lượng lương thực giảm. Diện tích cây ăn quả lâu năm tăng, nhưng chủ yếu đang trong thời kỳ chưa cho sản phẩm. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của người dân vẫn còn hạn chế nên năng suất, sản lượng cây trồng chưa đạt yêu cầu. Đây là thực tiễn để huyện Khánh Sơn rút kinh nghiệm khi xây dựng chỉ tiêu cho giai đoạn mới.

Việc xác định rõ những nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu KT-XH được đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 chưa đạt, là cơ sở để địa phương rút kinh nghiệm và có định hướng phát triển trong thời gian tới sát thực, hiệu quả hơn. Huyện sẽ xác định rõ những nội dung mang tính trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và có giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện”.

Ông Mấu Thái Cư, Bí thư Huyện ủy huyện Khánh Sơn.


Tin cùng chuyên mục
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Cùng với cả nước từ ngày 1/7 -15/8, tỉnh Hà Giang cũng đã huy động tổng lực thực hiện Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS). Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra đối với sự phát triển của tỉnh Hà Giang, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang.