Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khánh Hòa: Từng bước đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

P. Ngọc - 09:25, 18/09/2023

Trước những hệ lụy của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT dành cho học sinh Trường PT DTNT tỉnh Khánh Hòa năm 2022
Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT dành cho học sinh Trường PT DTNT tỉnh Khánh Hòa năm 2022

Những tín hiệu tích cực

Tỉnh Khánh Hòa có 35 dân tộc thiểu số với dân số trên 72.000 người, chiếm tỉ lệ 5,84% dân số toàn tỉnh; trong đó dân tộc Raglai chiếm 77,62%, Cơ Ho chiếm 7,96%, Ê Đê chiếm 5,22%, Hoa chiếm 2,74%, Tày chiếm 2,34%, Nùng 1,38% và các dân tộc khác chiếm 2,74%. Theo kết quả rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo DTTS là 8.922 hộ, chiếm 69,3% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

Những năm qua, tình trạng tảo hôn tập trung ở một số huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống như: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh. Nguyên nhân của tình trạng trên là nhận thức, hiểu biết sức khỏe sinh sản, dân số-kế hoạch hóa gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình... của một bộ phận người dân nơi đây còn hạn chế. Đồng bào vẫn còn giữ tập tục lạc hậu.

Để đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT, một trong những giải pháp mang lại hiệu quả và nhận được sự quan tâm, đồng thuận của người dân trong những năm qua đã được tỉnh Khánh Hòa tổ chức là các Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong trường học.

Tài liệu truyền thông giảm thiểu tình trạng TN&HNCHT
Tài liệu truyền thông giảm thiểu tình trạng TN&HNCHT

Theo ông Võ Nam Thắng-Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Hội thi Tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT do Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh tổ chức, để tuyên truyền cho hơn 300 em học sinh là người DTTS đang học tập tại trường. Hội thi là dịp để các em học sinh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về những kỹ năng tuyên truyền phòng chống nạn TH&HNCHT; nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng, người dân và các gia đình trong vùng đồng bào DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; góp phần ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.

Song song với tổ chức các Hội thi, tỉnh Khánh Hòa đặc biệt quan tâm tổ chức các Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT cho các đối tượng là lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, già làng, trưởng bản, Người có uy tín, thanh niên người DTTS. Chú trọng phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS, trưởng bản, trưởng dòng họ trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ngay từ trong dòng họ, gia đình, khu dân cư.

Từ năm 2020 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phát hàng nghìn tờ gấp tuyên truyền phòng ngừa TH&HNCHT; kết hợp với báo, đài xâydựng tiểu phẩm, làm các chương trình, phóng sự chuyên đề về hôn nhân và giađình. Thông qua hoạt động của câu lạc bộ tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý và hòa giải tại các huyện, xã để kết hợp tư vấn, can thiệp tới người dân, nhất là đồng bào DTTS ở các vùng sâu, vùng xa.

Nhờ đó, nhận thức của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT. Đơn cử tại huyện Khánh Sơn, năm 2016 có 43 trường hợp tảo hôn, năm 2018, có 20 trường hợp; năm 2019 là giảm xuống còn 8 trường hợp; đến năm 2020 còn 6 trường hợp; không có trường hợp hôn nhân cận huyếtthống.

Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả và nhận được sự quan tâm, đồng thuận của người dân nhằm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT
Tổ chức các Hội nghị tuyên truyền là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả và nhận được sự quan tâm, đồng thuận của người dân nhằm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch số 1385/KH-UBND thực hiện Tiểu dự án 2 về giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu phấn đấu giảm bình quân 2%-3%/ năm số cặp tảo hôn và 3%-5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết cao; đến năm 2025, trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa - xã hội được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS, miền núi; phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa, để thực hiện những mục tiêu đó, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức thông qua các hình thức: Biên soạn, cung cấp tài liệu, tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình; phát tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia đình; tổ chức các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng TH&HNCHT; tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, về hôn nhân; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan  về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa sẽ duy trì và triển khai nhân rộng Mô hình điểm và các Mô hình chuyên đề tại các xã, huyện, trường có tỷ lệ TH&HNCHT cao nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS, miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.