Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khánh Hòa thu hút loạt dự án "khủng" với tổng vốn đăng ký hơn 140.000 tỷ

Trung Nhân - 16:08, 11/12/2023

Khánh Hòa đã thu hút 17 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký hơn 100.865 tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh tăng vốn cho 18 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 40.167 tỷ đồng.


(Tin cài lùi ngày 6.12) (Tin CĐ Khánh Hòa) Khánh Hòa thu hút loạt dự án "khủng" với tổng vốn đăng ký hơn 140.000 tỷ
Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh có tổng vốn đầu tư khoảng 85.293,9 tỷ đồng. (Ảnh: Trung Nhân)

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2023, địa phương đã thu hút 17 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký hơn 100.865 tỷ đồng.

Một số dự án đáng chú ý như: khu đô thị ven vịnh Cam Ranh 85.293,9 tỷ đồng; khu nhà ở xã hội phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh 3.756,6 tỷ đồng; khu nhà ở Vinpearl Phú Quý 7.452,6 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội Hưng Phú II hơn 1.000 tỷ đồng; dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất các sản phẩm từ rác tại huyện Cam Lâm 3.250 tỷ đồng...

Ngoài ra, Khánh Hòa cũng điều chỉnh tăng vốn cho 18 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 40.167 tỷ đồng. Trong đó, dự án khu du lịch Bãi Cát Thấm tăng 21.300 tỷ đồng; dự án Champarama Resort & Spa tăng 8.200 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Thanh Vân tăng 880 tỷ đồng; dự án JW Mariott Cam Ranh Bay Resort and Spa tăng 831 tỷ đồng; dự án công viên văn hóa Vinwonders Nha Trang tăng 1.549,7 tỷ đồng; dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồng Hà tăng 778,1 tỷ đồng; dự án khu đô thị Mipeco Nha Trang tăng 1.948 tỷ đồng…

Ngoài các dự án nói trên, Khánh Hòa đã chấp thuận đầu tư 3 dự án mới với tổng vốn đầu tư khoảng 2.446 tỷ đồng. Các dự án này sẽ thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử đất, lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian tới.

Liên quan đến thu hút đầu tư, hồi tháng 4/2023, UBND tỉnh đã ký Biên bản ghi nhớ 16 dự án với tổng vốn đăng ký trên 80.600 tỷ đồng, đa số các dự án thuộc khu kinh tế Vân Phong. Theo đó, Khánh Hòa đang tiến hành hỗ trợ cung cấp thông tin, giới thiệu vị trí để các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và lập đề xuất dự án.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa đang đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) để làm cơ sở triển khai thủ tục đầu tư các dự án theo quy định.

(Tin cài lùi ngày 6.12) (Tin CĐ Khánh Hòa) Khánh Hòa thu hút loạt dự án
4 đồ án quy hoạch của Khu kinh tế Vân Phong dự kiến được phê duyệt trong tháng 12/2023. (Ảnh: Trung Nhân)

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, hiện có 4 đồ án quy hoạch phân khu làm cơ sở triển khai các dự án trọng điểm của khu vực Bắc Vân Phong đã được đơn vị lập xong và đang trình thẩm định.

Cụ thể, khu du lịch sinh thái đảo Hòn Lớn (phân khu 1); khu du lịch núi Khải Lương (phân khu 2); trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn (phân khu 3) và khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông (phân khu 8). Dự kiến, 4 đồ án quy hoạch này sẽ được trình HĐND tỉnh thông qua và UBND tỉnh phê duyệt vào cuối năm nay.

Đối với 8 phân khu đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đang lập nhiệm vụ khảo sát, lập dự toán đồ án các phân khu để trình xin kinh phí thực hiện.

Riêng khu du lịch đảo Điệp Sơn (phân khu 6); khu đô thị Vạn Giã và vùng phụ cận (phân khu 11) đã lập xong nhiệm vụ quy hoạch và trình Sở Xây dựng thẩm định.

Ngoài ra, 5 quy hoạch phân khu còn lại sẽ được ban triển khai trong năm 2024. Dự kiến, sẽ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong quý I/2024 và trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch trong quý IV/2024.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.