Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khánh Hòa: Giám sát chuyên đề về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS

T.Minh - 09:47, 28/10/2022

Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành giám sát chuyên đề tại huyện Cam Lâm và Tp. Cam Ranh về tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 1008 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và kết hợp khảo sát thực tế việc đầu tư trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức giáo dục phổ thông.

Đoàn giám sát nắm bắt tình hình dạy và học tại Trường Tiểu học Cam Phước Đông, Tp. Cam Ranh
Đoàn giám sát nắm bắt tình hình dạy và học tại Trường Tiểu học Cam Phước Đông, Tp. Cam Ranh

Ngày 27/10, Đoàn giám sát đã làm việc với UBND huyện Cam Lâm và 2 trường: Tiểu học Sơn Tân, Mầm non Họa Mi (xã Sơn Tân). Đoàn đánh giá chất lượng nói và viết tiếng Việt của các học sinh DTTS được cải thiện, chất lượng giáo dục ở vùng DTTS ngày càng được nâng lên; địa phương đã quan tâm đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trên địa bàn, nhất là vùng DTTS.

Đoàn giám sát cũng đã trao đổi, làm rõ những khó khăn của địa phương trong tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng DTTS, như: 1/3 số học sinh còn e ngại, nhút nhát trong giao tiếp bằng tiếng Việt; giáo viên chủ yếu là người Kinh, không biết tiếng DTTS, nên khó giao tiếp với phụ huynh trong chăm sóc, giáo dục trẻ…

Đoàn đề nghị huyện Cam Lâm tiếp tục quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng DTTS trên địa bàn. Đồng thời, ghi nhận các kiến nghị của địa phương, các trường liên quan đến tăng chế độ hỗ trợ cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS để nâng cao thể trạng; hỗ trợ thêm kinh phí cho các lớp tăng cường tiếng Việt trong hè…

Trước đó, ngày 26/10, Đoàn đã tiến hành giám sát tại Tp. Cam Ranh. Đoàn đã làm việc với UBND Tp. Cam Ranh; khảo sát tại các trường tiểu học: Cam Phước Đông 1, Cam Thịnh Tây. Đoàn đánh giá cao những kết quả đạt được của Cam Ranh trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS, cũng như đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức giáo dục phổ thông.

Đoàn cũng đã trao đổi, làm rõ những khó khăn của địa phương trong việc vận động học sinh ra lớp; cơ sở vật chất của một số trường chưa bảo đảm để mở bán trú, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; trang thiết bị dạy học còn hạn chế; chế độ cho giáo viên còn thấp…

Đoàn giám sát ghi nhận kiến nghị của địa phương, các trường về chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh vùng DTTS; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường có học sinh người DTTS…

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.