Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khai thác đá xâm hại di tích ở An Nhơn (Bình Định): Cần xử lý trước khi quá muộn

Lê Phương - 15:01, 11/09/2020

Khu di tích lịch sử Căn cứ cách mạng An Trường, thuộc thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhưng, hiện Khu di tích đang bị một số công ty khai thác đá xâm hại.

Việc khai thác đá đã có dấu hiệu xâm hại đến di tích lịch sử Căn cứ cách mạng An Trường
Việc khai thác đá đã có dấu hiệu xâm hại đến di tích lịch sử Căn cứ cách mạng An Trường

Những ngày cuối tháng 8, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có mặt tại Khu di tích lịch sử Căn cứ cách mạng An Trường. Từ ngoài đường, đã nhìn thấy một mảng sườn núi rộng bị Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite và Công ty TNHH Nam Á dùng các phương tiện, máy móc đào bới nham nhở để khai thác đá. Càng đi sâu vào bên trong, càng thấy rõ mức độ tàn phá ghê gớm của hoạt động khai thác đá. Một số cột mốc xác định ranh giới giữa mỏ đá và khu di tích bị vùi lấp.

Theo quy hoạch, Khu di tích lịch sử Căn cứ cách mạng An Trường, gồm toàn bộ các di tích nằm trên sườn núi có tên hang Ông Dài - núi Hòn Tượng, được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích vào ngày 10/9/2007. Theo đó, khoanh vùng bảo vệ di tích khu bảo vệ 1 có diện tích 4,5ha và khu vực bảo vệ 2 là 7ha, nằm giáp ranh với khu vực rừng phòng hộ. 

Nhưng tại cánh rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một, thuộc khu vực lô A, khoảnh 3, Tiểu khu 317, ở vị trí cách mốc cắm số 12 vành đai khu bảo vệ di tích, cách hang đá di tích Căn cứ cách mạng An Trường khoảng vài chục mét, nhiều xe múc của Công ty Nam Á đang bạt núi và ngày càng tiến sau hơn vào vành đai bảo vệ di tích. 

Anh Nguyễn Văn H., một cán bộ bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một chia sẻ: Việc khai thác đá Granite của các doanh nghiệp dọc theo triền núi, tạo nhiều “hàm ếch”, ăn sâu vào trong núi nên chỉ cần mưa to nhiều ngày có thể gây sạt lở đất, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan di tích và rừng phòng hộ. Đáng nói là, hoạt động khai thác đá này diễn ra công khai, trong thời gian dài, nhưng các cơ quan chức năng, cũng như chính quyền địa phương lại thiếu sự kiểm tra, giám sát. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Hải Nam, Bí thư Đảng ủy xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn) cho biết: Thời gian qua, UBND xã cũng đã phối hợp với các ngành chức năng của thị xã tiến hành kiểm tra tại hiện trường. Quá trình kiểm tra cũng thấy nhiều nguy cơ, nhưng chưa phát hiện các hành vi xâm hại di tích.

Còn theo ông Huỳnh Quang Vinh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Định, tại khu vực núi An Trường có Công ty TNHH Hoàn Cầu - Granite được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định cho thuê đất số 2903 ngày 14/10/2004, thời hạn 30 năm và được Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác khoáng sản, với diện tích khoảng 19,2ha. Ngoài ra, còn có Công ty TNHH Nam Á cũng được UBND tỉnh Bình Định cấp giấy phép khai thác khoáng sản với diện tích 6ha. 

“Lâu nay, việc khai thác đá của các công ty này chưa ảnh hưởng gì đến khu di tích. Nhận được phản ánh của báo chí, Sở sẽ cho kiểm tra lại. Nếu việc khai thác đá có ảnh hưởng đến di tích cách mạng An Trường thì, Sở sẽ có văn bản báo cáo Bộ TN&MT điều chỉnh vị trí cũng như tọa độ khai thác, tránh xâm hại đến di tích”, ông Vinh cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.