Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Indonesia: Nỗ lực cứu rồng Komodo khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Yến Nhi (Biên dịch theo REUTERS) - 16:24, 05/11/2021

Rồng Komodo tại Indonesia đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do ảnh hưởng xấu từ biến đổi khí hậu.

Rồng Komodo con, tên khoa học Varanus komodoensis, trong lồng chăm sóc ở Vườn thú Surabaya ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia Rồng Komodo con, tên khoa học Varanus komodoensis, trong lồng chăm sóc ở Vườn thú Surabaya ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia (1/11/2021). Ảnh: REUTERS.. Ảnh: REUTERS.
Rồng Komodo con, tên khoa học Varanus komodoensis, trong lồng chăm sóc ở Vườn thú Surabaya ở Surabaya, tỉnh Đông Java, Indonesia (1/11/2021). Ảnh: REUTERS.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ra những mối nguy hiểm khôn lường cho các loài sinh vật, một vườn thú ở Indonesia đã thực hiện phương pháp nhân giống rồng Komodo nhằm bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Rồng Komodo là loài thằn lằn khổng lồ sinh sống trên các đảo ở Indonesia, gồm Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang. Chúng thuộc họ Varanidae, là thành viên của chi kỳ đà, và là loài thằn lằn lớn nhất còn sinh tồn, với chiều dài tối đa lên đến 3 mét, nặng khoảng 70 kg.

Hiện nay, loài thằn lằn khổng lồ này chỉ được tìm thấy trên đảo Komodo xa xôi và một số hòn đảo lân cận ở phía đông Indonesia. Vào tháng 9 năm 2021, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đưa chúng vào Danh sách Đỏ các loài động vật đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, do tác động của biến đổi khí hậu.

IUCN cho biết, nhiệt độ toàn cầu và mực nước biển dâng lên, dự kiến ​​sẽ làm giảm ít nhất 30% môi trường sống của rồng Komodo trong vòng 45 năm tới.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Reuters, đại diện vườn thú cho biết, kể từ khi khởi động chương trình bảo tồn, vườn thú đã nhân giống số lượng rồng Komodo lên đến 108 con trưởng thành và 35 con non với 40 quả trứng được ấp.

 Hộp ấp trứng tại Vườn thú Surabaya. Ảnh: Reuters
Hộp ấp trứng tại Vườn thú Surabaya. Ảnh: Reuters

Rukin, người trông coi vườn thú chia sẻ: “Chúng tôi đều hy vọng rằng những chú rồng Komodo được nuôi trong vườn thú sau khi trưởng thành có thể trở về tự nhiên”.

Rukin nói thêm: “Tôi hy vọng chúng ta có thể nhân giống thành công. Đảm bảo rằng các thế hệ tương lai vẫn có thể nhìn thấy những con rồng Komodo trong đời thực chứ không chỉ qua hình ảnh”.

 Một con rồng Komodo con, bơi trong lồng chăm sóc tại Vườn thú Surabaya. Ảnh: REUTERS.
Một con rồng Komodo con, bơi trong lồng chăm sóc tại Vườn thú Surabaya. Ảnh: REUTERS.
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.