Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tình trạng mua bán động vật hoang dã đang hoạt động trở lại

Thiên Đức - 18:55, 09/08/2021

Gần đây, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, “thị trường” ngầm mua bán động vật hoang dã lại càng hoạt động sôi nổi hơn. Do đó, cơ quan chức năng không thể lơ là, mất cảnh giác với loại tội phạm này.

Lực lượng kiểm lâm thả động vật hoang dã về rừng
Lực lượng kiểm lâm thả động vật hoang dã về rừng

Nhiều đối tượng hoành hành

Theo thông tin từ Công an tỉnh Cao Bằng, mới đây (tháng 7/2021), Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường làm nhiệm vụ tại đỉnh đèo Mã Phục, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, phát hiện đối tượng Hoàng Văn Dần, sinh năm 1959, trú tại cụm 7, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) từ xe khách xuống có biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong túi hành lý của đối tượng Dần có 2 cá thể tê tê sống. Tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận mua tê tê của một người quê tỉnh Đắc Lắk, với giá 18 triệu đồng, mang lên khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng bán cho một người Trung Quốc để kiếm lời

Trước đó, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Yên Bái cũng triệt phá thành công đường dây vận chuyển số lượng lớn động vật hoang dã quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, vào ngày 18/5, tại thôn 7, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra và phát hiện xe ô tô biển kiểm soát 98A - 057.10 do Hoàng Văn Chưng, trú tại xã Đồng Yên, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang điều khiển đang tàng trữ, vận chuyển 1 cá thể rắn hổ mang chúa, 2 cá thể rắn hổ mang Trung Quốc, cùng một số tang vật có liên quan.

Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Hoàng Văn Chưng, Cơ quan Cảnh sát tiếp tục phát hiện thêm 7 cá thể rắn hổ mang chúa, 38 cá thể rắn hổ mang Trung Quốc, 5 cá thể rắn giáo, 1 cá thể rắn sọc vàng, 1 cá thể rắn cạp nong, 2 cá thể rùa sa nhân, 1 cá thể tắc kè và 2 cá thể cầy vòi được bảo quản đông lạnh. Với các vật chứng đã thu được, Công an tỉnh Yên Bái đã tiến hành khởi tố vụ án, đồng thời ra quyết định tạm giữ đối với Hoàng Văn Chưng để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc…

Số liệu gần đây do Cơ quan điều tra Môi trường (EIA) công bố cho thấy, khoảng 15 năm gần đây, trong số các vụ bắt giữ buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam hoặc liên quan đến Việt Nam, có ít nhất 105,72 tấn ngà voi (khoảng 15.779 cá thể voi); 1,69 tấn sừng tê giác (khoảng 610 cá thể tê giác); da, xương từ ít nhất 228 cá thể hổ, 65.510 cá thể tê tê bị thu giữ. Đáng nói, đây chỉ là những vụ việc được phát hiện và xử lý. Trên thực tế, tội phạm ẩn của tình trạng săn bắn mua bán động vật hoang dã ở Việt Nam còn rất nhiều nhưng chưa được phát hiện, xử lý.

Tăng cường tuyên truyền

Trước vấn nạn mua bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp, ngày 19/7, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW, về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.

Đối tượng Hoàng Văn Dần tại cơ quan công an tỉnh Cao Bằng
Đối tượng Hoàng Văn Dần tại cơ quan công an tỉnh Cao Bằng

Cùng với biện pháp tuyên truyền, thời gian qua, các cấp, ngành ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn tình trạng mua bán động vật hoang dã. TS. Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Cơ quan quản lý Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES Việt Nam) cho biết, năm 1994, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). 

Theo đó, Việt Nam đã điều chỉnh các quy định phù hợp với quy định của CITES và điều kiện thực tế của Việt Nam. Hiện nay, công tác đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, về cơ bản đã được các cơ quan Kiểm lâm, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân các địa phương thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các lực lượng nhằm phát hiện, truy bắt đối tượng có hành vi buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã còn hạn chế.

Ông Vương Tiến Mạnh cũng cho biết thêm, thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai một số biện pháp như, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động gây nuôi động vật hoang dã. Việc gây nuôi, xuất khẩu hoang dã phải đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước cần tiếp tục tổng kết thực tiễn, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ về quản lý động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã đặc biệt là tập trung triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức; tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, lối mở biên giới và trên biển; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất trái phép động vật hoang dã.


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.