Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh báo tác động tiêu cực từ gây nuôi thương mại động vật hoang dã

Hồng Phúc - 14:02, 12/03/2021

Gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) không những giúp phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn hỗ trợ công tác bảo tồn loài trong môi trường hoang dã, duy trì nguồn gen động vật nguy cấp, quý hiếm. Tuy nhiên, hoạt động này đang có những tác động tiêu cực đến quần thể ĐVHD ngoài tự nhiên và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ con người.

Lực lượng chức năng kiểm tra, hướng dẫn cơ sở gây nuôi Hươu sao ở Lục Ngạn, Bắc Giang.
Lực lượng chức năng kiểm tra, hướng dẫn cơ sở gây nuôi Hươu sao ở Lục Ngạn, Bắc Giang.

Phát triển ồ ạt

Gây nuôi thương mại ĐVHD khá phổ biến tại Việt Nam. Trong những năm qua, gây nuôi ĐVHD trở thành một nghề mới, do tận dụng được ưu thế về diện tích tự nhiên lớn và nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Từ gây nuôi thương mại ĐVHD, nhiều hộ nông dân  đã đổi đời với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước có khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi, hơn 100 loài được nhân nuôi trên cả nước; số cá thể ĐVHD gây nuôi lên đến hàng triệu con. Một số loài phổ biến mà người dân thường gây nuôi như: hươu, nai, lợn rừng, …  

Hiện tại, Nghệ An, Bạc Liêu là hai địa phương có nhiều cơ sở gây nuôi ĐVHD nhất trên cả nước. Riêng tại Nghệ An, số lượng các loài động vật hoang dã được gây nuôi tại Nghệ An tương đối đa dạng, lên tới 12.092 cá thể thuộc 2.336 cơ sở gây nuôi. Nhiều loài động vật hoang dã thông thường, đã trở thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao như nhung nai và nhung hươu, cải thiện đáng kể thu nhập của người dân.

Tuy nhiên, theo đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, việc quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD đang có một số bất cập. Đó là theo quy định đối với cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản các loài động vật hoang dã từ 50 cá thể trở lên, phải làm đề án báo vệ môi trường, trong khi đa số người nuôi học vấn thấp nên rất khó thực hiện.

Trên thực tế, việc quản lý ĐVHD nói chung, trong đó có hoạt động gây nuôi ĐVHD nói riêng, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) như Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Chăn nuôi 2018 và Luật Thủy sản 2017 và được cụ thể hóa tại 3 nghị định. Kèm theo đó, là các chế tài xử lý vi phạm từ hành chính đến hình sự các hoạt động săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, nuôi nhốt…

Việc cho phép gây nuôi ĐVHD nhưng thiếu kiểm soát và quản lý chặt chẽ, có thể gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe của con người và ĐVHD trong tự nhiên. Theo thông tin của WHO, khoảng 70% bệnh truyền nhiễm lây sang người đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã như HIV, Ebola, H5N1, SARS... Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đang hoàng hành hiện nay cũng được truy xét là có nguồn gốc lây nhiễm từ ĐVHD.

Nhiều nguy cơ nếu buông lỏng quản lý

Trên thực tế, công tác bảo tồn ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm khó có thể diễn ra song hành với hoạt động gây nuôi thương mại những loài này. Bởi vì mục tiêu của bảo tồn, là để bảo vệ nền đa dạng sinh học, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, thì mối quan tâm hàng đầu của chủ các cơ sở gây nuôi là lợi nhuận.

Một trang trại nuôi hươu ở tỉnh Gia Lai
Một trang trại nuôi hươu ở tỉnh Gia Lai

Các cơ sở gây nuôi thương mại ít chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sinh sản, kiến thức để đảm bảo tránh giao phối cận huyết, lai tạp nguồn gen, những điều kiện cơ bản để tái thả ĐVHD về tự nhiên.

 Một yếu tố nữa phải kể đến là, các văn bản được hướng dẫn các thủ tục cần thiết, xin phép thành lập trại nuôi lại nặng về các tiêu chuẩn khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ của người nông dân.

Thế nên, việc tồn tại song song các trang trại gây nuôi các loài hoang dã nguy cấp với những quần thể sinh trưởng và phát triển của các loài đó trong tự nhiên là không thực tế. Có thể thấy được, mối đe dọa nghiêm trọng của các trang trại gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại tới công tác bảo tồn các quần thể loài trong tự nhiên.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên nhấn mạnh, tình trạng chăn nuôi không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, cũng được ghi nhận khi các trang trại gây nuôi hỗn hợp các loài ĐVHD, với điều kiện chăm sóc thú y rất kém và hầu như không biết về nguồn bệnh tiềm ẩn luôn đe dọa vật nuôi. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng cũng thúc đẩy hoạt động gây nuôi trái pháp luật ĐVHD.

Để giải quyết các khó khăn trong quản lý nuôi ĐVHD, theo các nhà khoa học, cần có các biện pháp kiểm soát, hạn chế tác động, nguy cơ, rủi ro lây nhiễm từ ĐVHD sang người; nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn về các khía cạnh như bảo tồn, sức khỏe cộng đồng để có chính sách phù hợp. 

Đồng thời, cần hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu nuôi ĐVHD trên cả nước, minh bạch hóa thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để hạn chế việc lưu thông ĐVHD săn bắt ngoài tự nhiên.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.