Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Indonesia: Nhân giống muỗi lành tiêu diệt sốt xuất huyết

Yến Nhi (theo Reuters) - 15:52, 11/11/2021

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia gần đây đã tìm ra phương pháp tiêu diệt sốt xuất huyết bằng cách nhân giống các cá thể muỗi mang một vi khuẩn ngăn chặn virus sốt xuất huyết phát triển.

Các tình nguyện viên của Chương trình Muỗi Thế giới (WMP) kiểm tra thùng nhân giống muỗi Wolbachia tại một ngôi nhà ở Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: REUTERS
Các tình nguyện viên của Chương trình Muỗi Thế giới (WMP) kiểm tra thùng nhân giống muỗi Wolbachia tại một ngôi nhà ở Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: REUTERS

Wolbachia là một loại vi khuẩn phổ biến xuất hiện tự nhiên ở 60% các loại côn trùng, bao gồm: muỗi, ruồi giấm, bướm và chuồn chuồn.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu trong Chương trình muỗi thế giới (WMP) của một tổ chức phi lợi nhuận khởi xướng cho thấy, loài vi khuẩn này không có ở muỗi vằn, tên khoa học là Aedes aegypti, gây bệnh sốt xuất huyết.

Purwanti, một cán bộ cộng đồng WMP cho biết: “Về cơ bản, chúng tôi đang nhân giống những con “muỗi tốt” (muỗi lành tính). Muỗi mang bệnh sốt xuất huyết sẽ giao phối với muỗi mang vi khuẩn Wolbachia, từ đó sinh ra muỗi lành. Loại muỗi này, dù có cắn người cũng không gây bệnh".

Từ năm 2017, một nghiên cứu do WMP thực hiện tại Đại học Monash (Úc) và Đại học Gadjah Mada (Indonesia) đã thả muỗi Wolbachia được nhân giống trong phòng thí nghiệm ở một số “vùng đỏ” về bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Yogyakarta của Indonesia.

Xô ấp trứng muỗi của một tình nguyện viên của Chương trình Muỗi Thế giới (WMP) ở Yogyakarta, Indonesia.
Xô ấp trứng muỗi của một tình nguyện viên của Chương trình Muỗi Thế giới (WMP) ở Yogyakarta, Indonesia.

Kết quả thử nghiệm công bố trên tạp chí y khoa New England vào tháng 6/2021 cho thấy, phương pháp nhân giống muỗi mang vi khuẩn Wolbachia khiến số ca sốt xuất huyết giảm 77% và tỷ lệ nhập viện giảm 86%. Adi Utarini, trưởng nhóm nghiên cứu của WMP cho biết, ông tin tưởng vào tiềm năng của công nghệ này, đặc biệt ở những khu vực nơi muỗi vằn là tác nhân gây bệnh chính.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cầu tăng nhanh trong vài thập kỷ gần đây và khoảng một nửa dân số thế giới phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Ước tính mỗi năm có khoảng 100 - 400 triệu ca mắc sốt xuất huyết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.