Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nam Bộ: Tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh

N.Tâm - H.Diễm - 10:37, 07/10/2021

Hiện nay, bên cạnh việc dồn lực phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để sớm đưa cuộc sống người dân trở về trạng thái bình thường, các tỉnh Tây Nam Bộ còn khẩn trương triển khai nhiều giải pháp đề phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm khác như bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay-chân-miệng trong thời điểm giao mùa.

Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết (Ảnh chụp tại thời điểm chưa có dịch Covid-19)
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết (Ảnh chụp tại thời điểm chưa có dịch Covid-19)

Thời gian này đang vào mùa mưa, là điều kiện thích hợp để muỗi phát triển, dẫn đến các bệnh lây qua trung gian như sốt xuất huyết, bệnh tay-chân-miệng. Tại TP. Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) đã ghi nhận nhiều ổ dịch sốt xuất huyết và tay- chân - miệng.

Để xử lý các ổ dịch và nâng cao ý thức cho người dân trên địa bàn, Trung tâm Y tế TP. Sóc Trăng tập trung triển khai phun hóa chất, xử lý ổ dịch. Trước đó, Trung tâm Y tế đã cử cán bộ, nhân viên y tế tham gia các lớp tập huấn về biện pháp phòng, chống dịch bệnh phổ biến tại địa phương; chuẩn bị cơ sở vật chất, thuốc men để ứng phó với tình hình; tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng, gia tăng mức độ miễn dịch cộng đồng; triển khai các hoạt động truyền thông rộng rãi trong cộng đồng nhằm nâng cao ý thức cho người dân. Khuyến cáo phụ huynh nếu thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh tay-chân-miệng hoặc sốt xuất huyết thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Song song với đó, triển khai đầy đủ và đồng bộ các quy trình phòng, chống các loại dịch bệnh tại địa phương; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ gây dịch; phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch nhỏ, không để lây lan rộng.

Phường 5 (TP. Sóc Trăng) là nơi có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Để bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh trong thời điểm giao mùa, Trung tâm Y tế phường đã phối hợp với cộng tác viên tích cực tuyên truyền để người dân nắm kiến thức cơ bản về y tế, chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

 Đội ngũ y tế thường xuyên mở chiến dịch diệt loăng quăng, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng, tuyên truyền bà con ngủ mùng (màn); giữ ấm khi thời tiết trở lạnh, nhất là ở trẻ em và người cao tuổi; ănn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng; tập thể dục đều đặn, phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và kích hoạt các tổ phòng, chống dịch tại cộng đồng.

Bà Lý Thị Tâm ở khóm 2, cho biết: “Nhà tôi có nhiều cháu nhỏ nên tôi thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, các lu, khạp đựng nước đều có thả cá bảy màu để tiêu diệt loăng quăng. Từ khi xuất hiện dịch Covid- 19, trẻ nhỏ không tụ tập mà ở nhà, thực hiện các khuyến cáo của ngành Y tế về chống dịch”.

Thường xuyên diệt lăng quăng để phòng chống sốt xuất huyết (Ảnh TL)
Thường xuyên diệt lăng quăng để phòng chống sốt xuất huyết (Ảnh TL)

Tại An Giang, chiến dịch ra quân diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng đã và đang phát huy tác dụng, nâng cao ý thức cho người dân, nhất là người dân ở các vùng núi.

Tại thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang), công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong giai đoạn chuyển mùa luôn được quan tâm, nhất là việc chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men. Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống SXH hiệu quả, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, UBND thị trấn kết hợp với Trung tâm Y tế thị trấn chia thành nhiều nhóm nhỏ đến từng hộ gia đình kiểm tra các vật dụng chứa nước, hướng dẫn, tuyên truyền gia đình diệt loăng quăng, trú ngụ trong các vật dụng để phòng sốt xuất huyết. Thường xuyên dọn dẹp nhà và xung quanh nhà thoáng mát, đậy kín các vật dụng chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng. Nhờ đó, ý thức người dân được nâng lên, số ca nhiễm bệnh cũng giảm rõ rệt.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.