Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thời tiết sắp tới làm gia tăng nguy cơ dịch chồng dịch

PV - 16:25, 21/09/2020

Thời tiết theo mùa sắp tới rất thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, nguy cơ dịch chồng dịch là rất cao. Trong lúc đó, hiện nay, cùng với dịch COVID-19, các dịch: Sốt xuất huyết, bạch hầu… cũng đang có nguy cơ lan rộng.

Bộ Y tế tổ chức Hội nghi trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.
Bộ Y tế tổ chức Hội nghi trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.

Nhiều bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch

Đánh giá tại Hội nghi trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020 do Bộ Y tế tổ chức ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Sắp tới là mùa Đông Xuân với thời tiết rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển; trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm vẫn đang ghi nhận các ổ dịch rải rác, dễ bùng phát thành dịch. Nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng dịch, rất dễ xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch”.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 198 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 4 ca tử vong (Đắk Nông 2 ca, Gia Lai 1 ca, Kon Tum 1 ca); các ca bệnh tập trung chủ yếu ở 3 khu vực chính là: Tây Nguyên, miền Trung, miền Nam. Đặc biệt từ tháng 6 đến nay, số ca bệnh tại khu vực Tây Nguyên đã tăng nhanh rõ rệt, phân bố rải rác ở các nhóm tuổi, chủ yếu là những người không rõ tiền sử tiêm chủng hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin bạch hầu.

Hiện cả nước cũng đang ghi nhận gia tăng số người mắc sốt xuất huyết. Trong 3 tuần gần đây, số ca mắc đang có xu hướng tăng lên đã gần với ngưỡng cảnh báo dịch. Cụ thể, tích luỹ tuần 37 năm 2020, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 70.585 ca mắc sốt xuất huyết, thấp hơn cùng kỳ năm 2019 (năm 2019 là 200.426 ca). Các ca bệnh tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung, miền Nam như: Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Kon Tum, Khánh Hoà, TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội… Tuy nhiên hiện chưa có bất thường về diễn biến dịch, xu hướng gia tăng ca mắc vẫn theo chu kỳ như hàng năm.

Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11 là giai đoạn “nóng” của dịch sốt xuất huyết khi thời tiết vào mùa mưa, khi hậu rất thuận lợi cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, hiện ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao, tốc độ đô thị hoá, di biến động dân cư làm tăng nguy cơ lan rộng dịch bệnh và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo phòng chống dịch. Hiện chúng ta đã làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19, nhưng cùng với đó cũng không được lơ là với các dịch bệnh khác. Việt Nam quyết tâm không để một địa phương nào xảy ra dịch chồng dịch. Các cấp, các ngành và nhất là người dân không được lơ là, chủ quan với các dịch bệnh. Đồng thời, phải tập trung công tác ngăn chặn nguồn lây hiệu quả.

Theo đó, nguy cơ bùng phát dịch tại mỗi khu vực, vùng miền là khác nhau, vì vậy, ngành y tế cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình và yếu tố nguy cơ bùng phát dịch tại từng khu vực, từng thành phố và làm rõ những tồn tại, vứng mắc, nguyên nhân tiềm ẩn bùng phát dịch trong thời gian qua để có biện pháp phòng chống phù hợp. Trên cơ sở phân tích này, ngành y tế sẽ đề xuất các hoạt động, biện pháp trọng tâm trong phòng dịch để nâng cao hiệu quả chống dịch.

Phát huy các tổ chống dịch cộng đồng

Việc chủ động trong giám sát ca bệnh, thực hiện các biện pháp phòng dịch, sát sao đến từng người dân là biện pháp pháp quan trọng trong ngăn chặn các dịch bệnh bùng phát.

“Cuộc chiến chống COVID-19 đã cho thấy, tầm quan trọng của việc giám sát và phát hiện sớm ổ dịch để khoanh vùng, truy vết và dập dịch. Đây cũng là chiến lược trong phòng, chống và ứng phó các dịch bệnh khác. Bên cạnh đó, việc duy trì và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và đảm bảo an toàn tiêm chủng phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhận định.

Theo đó, với các dịch bệnh đã có vắc xin, công tác tiêm chủng được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu để phòng bệnh. Như vừa qua, dịch bạch hầu xảy ra ở một số địa phương đa số là ở “vùng lõm tiêm chủng”. Do vậy, vấn đề đặt ra là các biện pháp duy trì tỷ lệ tiêm chủng và nâng cao tỷ lệ này đặc biệt tại các “vùng lõm”.

Để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã tổ chức tiêm bù cho các trẻ chưa được tiêm đầy đủ, tổ chức tiêm vét cho các địa phương bị hoãn tiêm do dịch COVID-19. Hiện theo lịch, các trạm đã tổ chức 2 lần trong 1 tháng, vì vậy những trẻ hoãn tiêm nên tiêm bổ sung ngay trong tháng để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh. Đặc biệt, mũi vắc xin Td phòng bệnh bạch hầu cũng đang được nỗ lực triển khai tại 35 tỉnh thành phố.

PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Đối với các bệnh truyền nhiễm, việc tiến hành khoanh vùng, dập dịch càng sớm càng tốt; trong vòng 24 giờ khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ, cần phải cách ly ngay, điều tra, xét nghiệm, triển khai ngay các biện pháp phòng dịch. Khi có ca bệnh truyền nhiễm xuất hiện, các địa phương phải có hệ thống giám sát, tăng cường cắm chốt ngay tại ổ dịch chứ không chỉ qua điện thoại. Qua kinh nghiệm phòng chống dịch COVID-19 cho thấy, hoạt động của các tổ chống dịch cộng đồng cực kỳ hiệu quả. Đây là cầu nối đến từng hộ gia đình, giúp người dân yên tâm tin tưởng thực hiện các biện pháp phòng dịch. Việc thành lập các tổ cộng đồng mà nòng cốt chính là người dân ngay tại cộng đồng giúp cho việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, giám sát chủ động các người nghi ngờ để có các biện pháp phòng dịch ngay lập tức. Vì vậy, những nơi nào đã các tổ phòng dịch cộng đồng cần tiếp tục phát huy, áp dụng trong các dịch bệnh có nguy cơ hiện nay”.

Đối với dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia cũng khuyến cáo quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức tự phòng bệnh của người dân tại các hộ gia đình, đẩy mạnh chiến dịch diệt bọ gậy, loăng quăng để cắt nguồn truyền bệnh là muỗi vằn. Cần tổ chức chiến dịch theo quy mô lớn, duy trì hoạt động diệt bọ gậy hàng tuần ở các khu vực có nguy cơ cao và hàng ngày tại các khu vực.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.