Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Ia Grai (Gia Lai): Nạn tảo hôn đang “nóng” trở lại

PV - 13:33, 21/05/2019

Những năm gần đây, ở các buôn làng vùng sâu huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, tình trạng tảo hôn đang “nóng” trở lại. Hủ tục này mang theo những câu chuyện buồn kéo dài và chưa có hồi kết.

Mới 37 tuổi, anh Rmah Lép tới có tới 6 đứa con và đã lên chức ông nội, ông ngoại. Ở các buôn làng vùng sâu huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, tình trạng tảo hôn đang “nóng” trở lại. 37 tuổi, anh Rmah Lép tới có tới 6 đứa con và đã lên chức ông nội, ông ngoại.

Lấy chồng từ thủa 13

Mỗi năm tỉnh Gia Lai có hơn 1.000 cặp tảo hôn. Trong 2 năm (2016-2018), huyện Ia Grai có 395 cặp tảo hôn, trong đó đồng bào DTTS chiếm 99%. Trước đây do phong tục người đồng bào DTTS Tây Nguyên thường kết hôn sớm, nay tập tục bắt chồng, bắt vợ lùi xa nhưng nhiều đôi trẻ vẫn lập gia đình khi tuổi đời còn quá nhỏ. Tảo hôn đã mang đến những câu chuyện buồn từ thế hệ ông bà đến con cháu.

Trong khi các bạn cùng trang lứa đang hàng ngày cắp sách đến trường thì Siu Hạnh, ở làng Sát Tâu, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai 15 tuổi đã làm vợ được gần 2 năm.

Siu Hạnh chia sẻ: Mẹ em cũng lấy chồng từ hồi 14-15 tuổi và nay 36 tuổi đã lên chức bà ngoại, chỉ ở nhà trông con chăm cháu cho con gái đi làm. Các bạn bằng tuổi em ở trong làng cũng lấy chồng nhiều rồi. Em với chồng yêu nhau được một thời gian rồi, yêu là xin gia đình cưới cho chứ chẳng nghĩ gì đến chuyện khác.

Cách nhà Siu Hạnh không xa trong căn nhà mái tôn thấp tè của gia đình anh Rmah Lép luôn ồn ào tiếng khóc trẻ con. Anh Lép không nhớ rõ mình đã lấy vợ từ bao giờ, nhưng năm nay mới 37 tuổi, anh có 6 đứa con và đã lên chức ông có đủ cháu nội, cháu ngoại.

Anh Lép kể: Đứa con trai đầu 20 tuổi đã có vợ con hiện đang ở xã gần đây, còn cô con gái 15 tuổi đã lấy chồng ở TP. Pleiku hơn 1 năm trước. Ngày xưa mình lấy vợ sớm theo phong tục của đồng bào mình, hai đứa con của mình cưới sớm vì chúng bảo thích nên phải tổ chức. Gia đình anh Lép chỉ có 2,5 sào cà phê và ít đất lúa. Gánh nặng kinh tế một mình anh lo liệu, còn vợ chỉ có mỗi việc đẻ và chăm sóc con. Ngoài việc chăm sóc vườn cây, sản xuất nông nghiệp anh Lép thường đi làm thuê để có tiền trang trải, nhưng trung bình mỗi tháng anh cũng chỉ đi làm được khoảng 1 tuần. Vì thế mà gia đình anh luôn trong cảnh túng thiếu, quay quắt trong đói nghèo và con cái thì vẫn cứ ra đời đều 2 năm một đứa.

Ông Siu Thunh, Bí thư Đảng ủy xã Ia Pếch, huyện Ia Grai cho biết: Mấy năm nay, số vụ tảo hôn tuy có giảm nhưng rất ít. Từ năm 2016 đến nay, xã có 54 cặp vợ chồng tảo hôn. Do chưa đủ tuổi nên không có đăng ký kết hôn, nhưng xã vẫn làm giấy khai sinh cho những đứa trẻ để chúng được hưởng các quyền lợi. Hằng năm, xã đều tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về việc lập gia đình sớm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, gia tăng đói nghèo… bà con nghe nhưng không làm theo nên nạn tảo hôn vẫn chưa dứt được.

“Bây giờ mạng xã hội, điện thoại di động phổ biến dễ dàng kết nối internet nên bọn trẻ hẹn hò, yêu nhau cũng sớm lắm, học cấp 2 là chúng đã biết yêu rồi. Con gái, con trai hễ thích nhau là đòi bố mẹ cho cưới ngay thôi. Không cho cưới chúng đòi tự tử. Vì đã có mấy trường hợp đòi cưới bố mẹ ngăn cấm không cho lấy rủ nhau tự tử rồi nên các bậc phụ huynh lại phải chiều theo”, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ.

Các giải pháp ngăn chặn chưa hiệu quả

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó phòng Phụ trách Phòng Dân tộc huyện Ia Grai cho biết, so với toàn tỉnh thì huyện Ia Grai đứng thứ 5 về số vụ tảo hôn. Nhưng tình trạng này lại gia tăng trong những năm vừa qua. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng tập tục của đồng bào DTTS, tác động của phim ảnh không lành mạnh và nhận thức còn hạn chế.

Huyện cũng đã thực hiện nhiều phương án, mô hình để hạn chế tảo hôn và xây dựng hương ước, quy ước để răn đe, lồng ghép tuyên truyền vào giờ học ngoại khóa của các trường học, nhưng thực tế tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra.

Chia sẻ thêm về giải pháp, bà Dương Thị Mộng Loan, Chủ tịch Hội LHPN huyện Ia Grai cho biết: trước thực tế, nạn tảo hôn trên địa bàn nóng trở lại. Hội đã thành lập những câu lạc bộ “nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết” xuống tận cơ sở.

Thông qua các câu lạc bộ, Hội tổ chức nhiều buổi gặp mặt, tuyên truyền cho các bà mẹ có con em dưới 18 tuổi không được lấy vợ, lấy chồng sớm vì tảo hôn là vi phạm pháp luật. Việc trẻ chưa đủ tuổi mà lập gia đình, sinh con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ trẻ em; ảnh hưởng về kinh tế-xã hội, hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên, để ngăn chặn nạn tảo hôn thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương ban ngành phải có trách nhiệm”, bà Mộng nhấn mạnh.

LÊ HƯỜNG - LÊ KIẾN

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!