Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Huyện Tri Tôn (An Giang): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS hàng năm từ 3 - 4%

Như Tâm - 07:59, 11/07/2024

Ngày 10/7, Ban Chỉ đạo Đại hội huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn lần thứ IV, năm 2024.

Hơn 200 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn lần thứ IV, năm 2024
Hơn 200 đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn lần thứ IV, năm 2024

Tham dự Đại hội có Trưởng lão Hòa thượng Chau Ty - Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các ông: Sơn Phước Hoan - Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT); ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Bộ phận Cần Thơ). Đại diện lãnh đạo địa phương có bà Đặng Thị Hoa Rây - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang; cùng các ông: Huỳnh Thành Cư - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Cao Quang Liêm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Trần Minh Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn lần thứ IV, năm 2024... Đặc biệt, sự có mặt đầy đủ của 150 đại biểu chính thức tham dự Đại hội.

Tri Tôn là huyện nghèo (theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ); với 15 đơn vị hành chính, gồm 12 xã, 3 thị trấn, với 77 khóm, ấp; trong đó, có 2 xã biên giới. Huyện có 3 dân tộc chính, là Kinh, Khmer, Hoa với tổng dân số là 117.325 người, 33.434 hộ; trong đó, hộ DTTS là 11.137 hộ (chủ yếu là dân tộc Khmer) chiếm 33, 31% dân số của huyện. 

Từ kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo, số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm dần hằng năm, cụ thể năm 2020 toàn huyện có 1.938 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,65% so với tổng dân số của huyện, đến cuối năm 2023 giảm còn 670 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,23% (trong đó 244 hộ nghèo DTTS, chiếm 2,34% so tổng số hộ DTTS, giảm 206 hộ so năm 2020); hộ cận nghèo 2.220 hộ chiếm 4,08% (trong đó 604 hộ DTTS chiếm 5,80% so tổng số hộ DTTS, giảm 511 hộ so năm 2020).

Giai đoạn 2019 - 2024, huyện đầu tư trên nhiều lĩnh vực trong vùng đồng bào DTTS, như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách phát triển sản xuất; hỗ trợ về y tế, giáo dục; hỗ trợ về văn hóa, thông tin; tôn giáo, tín ngưỡng... 

Từ đó, huyện đã đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội toàn huyện nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa bàn đặc biệt khó khăn đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, diện mạo vùng đồng bào DTTS. 

 Các em học sinh Trường Dân tộc Nội trú huyện tặng hoa cho Đoàn Chủ tịch đại hội
Các em học sinh Trường Dân tộc Nội trú huyện tặng hoa cho Đoàn Chủ tịch Đại hội

Bên cạnh đó, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã hỗ trợ với tổng số 99 dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, trong đó có 1.257 hộ tham gia (hộ DTTS là 379 hộ) với tổng nguồn vốn hỗ trợ là 23.648 triệu đồng… góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập kinh tế hộ; các chính sách hỗ trợ về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn DTTS đã mang lại hiệu quả nhất định, đáp ứng yêu cầu về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt của người dân; từng bước giải quyết tình trạng thiếu đất ở, thiếu nước sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thời gian qua, công tác giáo dục và đào tạo từng bước được chuẩn hóa, cơ sở vật chất tiếp tục đựơc tăng cường, hiện nay trên địa bàn có 58 cơ sở giáo dục. Hoạt động của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện thời gian qua đạt nhiều kết quả góp phần nâng cao dân trí đáp ứng nhu cầu học tập, có môi trường thuận lợi để giáo dục toàn diện cho con em đồng bào DTTS. 

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS luôn được các cấp, các ngành của huyện quan tâm, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy, nhất là các cơ sở thờ tự, các lễ hội truyền thống. Toàn huyện có 14 chùa Phật giáo Nam tông Khmer; 1 Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước. Trong dịp tết Nguyên Đán, ngày lễ tết truyền thống của các DTTS, huyện tổ chức các hoạt động chào mừng như tổ chức họp mặt, thăm hỏi, tặng quà và chúc mừng với tổng số 17.615 lượt, tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng …

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đã đạt được hiệu quả tích cực. Huyện đã đào tạo, dạy nghề cho 6.565 lao động nông thôn, trong đó, lao động DTTS được đào tạo nghề là 2.032 lao động, chiếm tỷ lệ 30,95%, với kinh phí 6,683 tỷ đồng.

Đại hội đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn đã bầu 30 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết dự Đại hội cấp trên ra mắt đại hội
Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Tri Tôn đã bầu 30 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết dự Đại hội cấp trên ra mắt Đại hội

Trong giai đoạn 2019 - 2014, đã xuất hiện nhiều gương điển hình với các lĩnh vực khác nhau, đã được các vị Người có uy tín, cán bộ làm công tác dân tộc chia sẻ với Đại hội bằng những kinh nghiệm, việc làm cụ thể.

Tại Đại hội, Đoàn chủ tịch đã xét chọn 30 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội cấp tỉnh dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2024 sắp tới.

Tại Đại hội, Ban Dân tộc tỉnh An Giang đã trao Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân, đã có thành tích xuất sắc thực hiện chính sách dân tộc và có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong vùng đồng bào DTTS huyện Tri Tôn giai đoạn 2019 - 2024.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo Đại hội đã trao Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện cho 9 tập thể và 20 cá nhân, đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2019 - 2024. 

Ông Huỳnh Thành Cư, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trao Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các tập thể và cá nhân
Ông Huỳnh Thành Cư, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trao Giấy khen của Ban Dân tộc tỉnh cho các tập thể và cá nhân

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang Đặng Thị Hoa Rây đề nghị, Đại hội phát huy những kết quả đã đạt được, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể với các mục tiêu, chỉ tiêu sao cho phù hợp với định hướng phát triển về công tác dân tộc và chính sách dân tộc của tỉnh và của huyện Tri Tôn trong giai đoạn tới.

“Tôi đề nghị huyện Tri Tôn cần tập trung và quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo và điều hành thực hiện hiệu quả 3 Chương trình MTQG, đây là chính sách và nguồn lực rất lớn được đầu tư trên địa bàn, mang lại sự phát triển một cách toàn diện và bền vững. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền vận động chức sắc, Người uy tín, có tri thức trong đồng bào DTTS nhằm tạo sự đồng thuận, tập hợp khối Đại đoàn kết toàn dân”, bà Đặng Thị Hoa Rây nhấn mạnh.

Hình ảnh trao thưởng và tặng hoa tri ân tại Đại hội

Ông Cao Quang Liêm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn trao Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho các tập thể
Ông Cao Quang Liêm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn trao Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho các tập thể
Ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn trao Giấy khen cho các cá nhân
Ông Trần Minh Giang - Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn trao Giấy khen cho các cá nhân
Ông Cao Quang Liêm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn tặng hoa cho ông Sơn Phước Hoan ( bìa trái) , Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và ông Tào Việt Thắng, Vụ phó Vụ Công tác Dân tộc địa phương, Ủy ban Dân tộc
Ông Cao Quang Liêm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn tặng hoa cho ông Sơn Phước Hoan ( bìa trái) - Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và ông Tào Việt Thắng - Vụ phó Vụ Công tác Dân tộc địa phương, Ủy ban Dân tộc
Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận