Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân khu vực biên giới chấp hành pháp luật

Hạnh Nguyên - 18:24, 28/06/2024

“Đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật”, là chủ đề toạ đàm vừa được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng BĐBP tỉnh An Giang phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân tổ chức tại An Giang ngày 28/6. Cuộc tọa đàm thu hút sự quan tâm tham dự, tìm hiểu thông tin học hỏi kinh nghiệm của khoảng 200 đại biểu, cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng; các vị chức sắc tôn giáo, Người có uy tín; Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện biên giới và các em học sinh vượt khó, tích cực tham gia các phong trào đoàn tại địa phương; các đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh An Giang.

Đông đảo các đại biểu với nhiều thành phần đã tham dự toạ đàm
Các đại biểu tham dự toạ đàm

Nhiều mô hình, cách làm sáng tạo trong tuyên truyền PBGDPL

Tại buổi tọa đàm, Đại tá Ngô Anh Thu, Phó Tổng Biên tập Báo QĐND thông tin, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tổ chức gần 1.000 lượt đơn vị làm điểm về PBGDPL bằng hình thức sân khấu hóa trong “Ngày Pháp luật” để rút kinh nghiệm, nhân rộng trong toàn quân; 

Đến nay, các lực lượng đã tổ chức hơn 600 buổi hội thảo, tọa đàm về Luật Quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Lực lượng dự bị động viên, Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Luật Biên phòng Việt Nam và các nghị định, thông tư liên quan đến quân sự, quốc phòng; 

Biên tập, phát hành gần 178.900 bộ (4 đĩa) các tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật; 400.000 cuốn tài liệu PBGDPL; 40.000 cuốn sách “Văn bản PBGDPL và nghiệp vụ PBGDPL”; 85.500 cuốn tài liệu “Kỹ năng PBGDPL cho Nhân dân”; 770.000 tờ gấp pháp luật; 220 đầu sách pháp luật cấp cho các cơ quan, đơn vị; tập huấn cho hơn 10.000 lượt báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; phát hành 170 bản tin pháp luật; tổ chức 13 lần “Ngày hội Thanh niên Quân đội với văn hóa giao thông”...

Đại tá Ngô Anh Thu - Phó Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân phát biểu đề dẫn tại toạ đàm
Đại tá Ngô Anh Thu, Phó Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân chia sẻ thông tin tại toạ đàm

Thảo luận về việc đa dạng hình thức, nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại buổi toạ đàm, Thượng tá Nguyễn Di Khải, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP tỉnh An Giang cho biết, những năm qua, Phòng Chính trị BĐBP tỉnh An Giang luôn duy trì thực hiện “Ngày pháp luật” ở cơ quan Bộ Chỉ huy và các đơn vị cơ sở. Mỗi tháng 01 lần vào sáng thứ Bảy của tuần cuối tháng, với hình thức: sinh hoạt chuyên đề, tọa đàm pháp luật, học tập, quán triệt, cập nhật các văn bản pháp luật mới ban hành...; thực hiện mô hình “Mỗi tuần 01 câu hỏi, 01 đáp áp”, “Mỗi tuần 01 điều luật”; tổ chức các hoạt động hướng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam...; 

Ngoài ra, lực lượng quản lý, khai thác và phát huy hiệu quả hoạt động của 14 tủ sách pháp luật, với hơn 2.257 đầu sách, tạp chí, văn bản quy phạm pháp luật các loại; Vừa qua, đơn bị phối hợp với Tỉnh đoàn An Giang tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Truyền thống BĐBP và Luật Biên phòng Việt Nam”, qua đó đã có 2.024 bài tham gia dự thi.

 Các Đồn Biên phòng phối hợp với đoàn địa phương, đơn vị kết nghĩa, các trường học trên địa bàn, tổ chức 6 buổi tọa đàm pháp luật, 18 buổi chương trình “Tiết học biên cương” kết hợp lồng ghép tuyên truyền pháp luật về biên giới, các nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, hoạt động của tuổi trẻ cho 2.851 lượt người tham gia. 

Những nội dung tuyên truyền đều ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu của người dân, từng đối tượng cụ thể. Trong đó, nhiều mô hình tuyên truyền hiệu quả trong vùng đồng bào dân tộc Khmer và cộng đồng Chăm trên khu vực biên giới. 

Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang phát biểu tại buổi toạ đàm
Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang phát biểu tại buổi toạ đàm

Hiệu quả của “Ngày pháp luật”

Đối với việc thực hiện “Ngày pháp luật”, Trung tá Mã Vũ Lâm, Chính trị viên Đồn Biên phòng (ĐBP) Nhơn Hưng nhìn nhận, “Ngày pháp luật” đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực thi pháp luật ở khu vực biên giới, cũng chính vì thế, tỷ lệ vi phạm kỷ luật, pháp luật của CBCS và Nhân dân địa phương được chuyển biến tích cực, tỷ lệ người dân vi phạm quy chế biên giới giảm đáng kể.

Chia sẻ thông tin tại tọa đàm, anh A Na (Ab Dul La Tif), thành viên Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo ISLam tỉnh An Giang cho biết, xã Khánh Bình quê anh, là một trong 03 xã biên giới của huyện An Phú có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, là giáo viên ngoài việc dạy chữ, dạy giáo lý, anh đã thường xuyên kết hợp tuyên truyền, giáo dục cho bà con đồng bào dân tộc Chăm trong xã về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, chính sách của địa phương để mọi người có thêm kiến thức.

Anh A Na ( Ab Dul La Tif - bìa phải) cùng các đại biểu tham gia buổi toạ đàm
Anh A Na (Ab Dul La Tif - bìa phải) cùng các đại biểu tham gia buổi Toạ đàm

Anh A Na cũng cho hay,  tại xã Khánh Bình, cán bộ, chiến sĩ ĐBP cửa khẩu Long Bình và cán bộ xã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật, không chỉ các nội dung pháp luật về biên giới, biên phòng, tình hình an ninh biên giới và còn có các nội dung khác như: chính sách dân tộc, tôn giáo, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thông mới, đánh bắt thủy sản... 

"Ngoài được nghe những nội dung trong Luật, tôi còn được nghe những thông tin và trực tiếp trao đổi, thảo luận để hiểu rõ thêm các nội dung, qua đó tôi dịch sang tiếng Chăm để tuyên truyền trong cộng đồng”, anh A Na (Ab Dul La Tif) cho biết thêm.

Từ những câu chuyện thực tế, cán bộ chiến sĩ BĐBP đã đưa công tác PBGDPL đến với Nhân dân khu vực biên giới một cách hiệu quả
Từ những câu chuyện thực tế, cán bộ chiến sĩ BĐBP đã đưa công tác PBGDPL đến với Nhân dân khu vực biên giới một cách hiệu quả

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhân dân khu vực biên giới

 An Giang là địa bàn có đường biên giới dài khoảng 100km, tiếp giáp với 2 tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia).Thượng tá Nguyễn Văn Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh An Giang cho biết, khu vực biên giới gồm 18 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của người dân không đồng đều. HIện nay, một bộ phận người dân đời sống kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, phải đi làm thuê kiếm sống hằng ngày nên chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu pháp luật.

Do vậy, Cục Chính trị BĐBP và Hội đồng PBGDPL tỉnh An Giang, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL tại đơn vị và trên địa bàn khu vực biên giới. Đặc biệt, giai đoạn (2022-2027), Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai hiệu quả 2 Đề án: “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở” và “Tổ chức tập huấn chuyên sâu; tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết”...Thông qua việc đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, pháp luật của CBCS,  nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên khu vực biên giới.

Tại buổi toạ đàm đã có nhiều ý kiến trách nhiệm và tâm huyết với công tác PBGDPL cho Nhân dân vùng biên giới của tỉnh An Giang được các đại biểu trao đổi thẳng thắn, đồng thời cùng chia sẽ những kinh nghiệm thực tế. 

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.